#Phim cổ trang
Explore tagged Tumblr posts
Text
Review phim Người vợ cuối cùng: Dễ xem nhưng chưa đột phá
Thời lượng: 206 phút Đạo diễn: Victor Vũ Diễn viên: Kaity Nguyễn, Thuận Nguyễn, NSƯT Quang Thắng Quốc gia: Việt Nam Thể loại: Tâm lý, kịch tính, tình cảm Khởi chiếu: 03/11/2023 Sau loạt drama của phim Đất rừng Phương Nam thì bộ phim Người vợ cuối cùng ra rạp trong tâm thế hơi dè chừng của khán giả Việt. Tuy nhiên với tên tuổi của Victor Vũ và ekip cùng một trailer nóng bóng, bộ phim Việt Nam này…
View On WordPress
#Cảnh nóng#Christopher Wong#Đất rừng phương nam#Ghiền review#Kaity Nguyễn#Người vợ cuối cùng#Phim cổ trang#Phim việt Nam#Quang Thắng#Thám tử#trinh thám#Victor Vũ
0 notes
Text
André Aciman, "My Roman Year" (trích)
Đặt giữa bối cảnh Roma thập niên 1960, My Roman Year ghi lại thời niên thiếu của André Aciman, bắt đầu khi ông cùng gia đình lần đầu đặt chân đến đây sau khi bị trục xuất khỏi Ai Cập. Mọi dấu vết về địa vị và sự khá giả từng có ở Alexandria giờ đây đều bay biến theo cuộc trốn chạy. André cùng em trai và người mẹ khiếm thính của mình chuyển đến một căn hộ cho thuê ở Via Clelia, loay hoay tìm cách chấp nhận thực tại, học cách hòa nhập với cuộc sống mới và thông qua đó, khám phá trái tim đang đập của Thành phố Vĩnh hằng.
Trong cuốn hồi ký này, André Aciman gợi lên đích xác quang cảnh, con người, mùi hương, phong vị của Roma theo cách mà chỉ ông mới có thể làm được. Bằng thứ văn xuôi trau chuốt từ lâu đã trở thành thương hiệu, vừa xúc động vừa đẹp đẽ, My Roman Year mở ra cuộc sống của một gia đình mãi mãi lưu vong, dẫu đang sống ở Roma đấy nhưng chẳng dám gọi là nhà.
[...]
“Xin đừng ghét ông. Ông không phải yêu tinh.” Đó là lời ông Claude nói khi sắp sửa bước ra khỏi căn hộ mới của chúng tôi ở Roma và đi về phía cầu thang.
Claude, hay Claudio như bấy giờ ông vẫn thường được gọi ở Ý Đại Lợi, đứng nơi ngưỡng cửa và lặp lại chính xác lời chị gái ông mấy tháng trước ở Ai Cập đã nói khi cố xua đi những lời không hay về ông. “Ông ấy là người tốt nên đừng nghĩ ông ấy là yêu tinh nữa,” bà nhìn thẳng vào hai anh em tôi mà nói, dùng một từ như lấy ra từ cổ tích. “Đúng là tính khí ông ấy nóng nảy thật, nhưng cứ nghĩ ông ấy bốc đồng đi. Nhà ta ai mà chẳng có chút bốc đồng, đúng không?”, bà nói thêm về người đàn ông mà chúng tôi sẽ gặp ngay khi tàu cập bến Napoli. “Bốc đồng” là vẫn còn nhẹ để miêu tả về người mà những cơn thịnh nộ của ông mãi mãi in hằn trong ký ức của bất kỳ ai quen biết. Bà Elsa hẳn đã biên thư cho ông từ Ai Cập mà kể rằng chúng tôi rất sợ gặp ông.
Bằng chính từ mà bà tôi đã dùng, yêu tinh, nơi ngưỡng cửa ngày hôm đó, ông đã tìm ra một cách gian xảo và xấu xa để cho chúng tôi biết rằng, nhờ ơn những cánh thư không mỏi của bà Elsa, ông biết rõ người nhà chúng tôi ở Ai Cập xì xào gì về ông. Bà Elsa mồm mép tép nhảy. Bà không kìm được mà thú nhận trước tiên rằng bà đã nói lắm. “Je suis gaffeuse,” tôi là một kẻ dại khờ. Hẳn bà đã kể với ông rất nhiều về chúng tôi, chuyện cha mẹ chúng tôi cãi nhau như cơm bữa, chuyện anh em tôi vật nhau ỏm tỏi trong phòng, đương nhiên cả chuyện chúng tôi xấu tính với bà thế nào, không tôn trọng bà già tám mấy tuổi sắp hết nhìn thấy đường này ra sao. Lý nào ông lại không muốn tỏ ra mình biết rõ những chuyện đương diễn ra trong nhà?
Trong những lá thư kể về Roma gửi cho chúng tôi, ông Claude đã thật thà miêu tả kỹ lưỡng căn hộ ba phòng ngủ mà ông đề nghị cho chúng tôi thuê lại. Gần đó có một công viên nhỏ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tất cả tạp phẩm cùng bốn rạp chiếu bóng mà rủi thay, như ông viết trong thư, chỉ chiếu phim phụ đề nhưng rồi người ta cũng quen. Chúng tôi sẽ thích Roma cho xem, ông chắc chắn như thế. Bà nội tôi, chị gái của ông và lớn hơn bà Elsa, một người chị em khác của họ, đã biên thư kể với ông rằng tôi mê lịch sử. Ông hồi âm lại, hứa sẽ dắt tôi đi tham quan những khu nổi tiếng và không nổi lắm của Roma, những nơi chỉ dân địa phương mới biết còn du khách thì không. Ông nói thêm rằng mất cả đời này hoặc cả đời sau nữa cũng chưa đi hết, không như cái ổ Alexandria của chúng tôi.
Chút hiểu biết của tôi về Roma có được từ tấm bản đồ nhỏ xíu từ tòa lãnh sự Ý Đại Lợi ở Alexandria. Các phố lân cận sắp tới của chúng tôi ở Roma mang những cái tên nghiêm trang lấy từ sử thi Aeneid của Virgil: Via Enea (Aeneas), Via Turno (Turnus), Via Camilla (tương tự). Via Niso (Nisus) dẫn thẳng vào Via Eurialo (Euryalus) như thể các nhà hoạch định thành phố biết rằng, cũng giống như trong câu chuyện sử thi của Virgil, tình yêu của Nisus dành cho Euryalus là không thể nào chia cắt. Tôi không mong bắt gặp Camilla hay Turnus đang thắt giáp chuẩn bị xông trận, song tôi biết sức nặng của truyền thuyết và lịch sử đã thấm vào từng ngõ ngách Roma. Ngược lại, trong mắt ông Claude, thành phố của chúng tôi lại là một cái ổ. Tôi đã phải tra nghĩa từ này.
Tôi thích tính hài hước của ông Claude. Bạn có thể nhìn ra ngay trên các phong thư của ông, những phong thư luôn đến Alexandria với hai từ viết hoa gạch chân “Tiếng Pháp” đặt dưới địa chỉ của chúng tôi. Việc này giúp các giám sát viên Ai Cập, những người đọc hết thư gửi về từ nước ngoài, dễ dàng chuyển lá thư của ông đến người phụ trách đọc thư tiếng Pháp. Đây cũng là cách ông thông báo với viên giám sát rằng trong thư không có cáo buộc hay thỏa hiệp gì, bởi như đã cho biết ngôn ngữ của nó, ông biết thừa lá thư sẽ bị đọc trước. Trên thực tế, giám sát viên luôn mở thư ông Claude ra đọc rồi đóng lại bằng một nhãn dán cho người nhận biết thư đã được kiểm duyệt. Tôi thích lối tiếp cận “lá thư bị đánh cắp” này của ông, giấu bằng chứng ở nơi thật dễ thấy. Ông đã tài tình qua mặt chính quyền Ai Cập về tài khoản ngân hàng của cha tôi ở Thụy Sĩ bằng cách viết rằng ông thấy tinh thần bà dì Berta phấn chấn hẳn lên khi nhìn cô cháu nội an toàn theo mình trong chuyến nghỉ ngắn ở Hy Lạp. Bà dì Berta không ai khác hơn giám đốc ngân hàng của cha tôi ở Nhật Nội Ngỏa, còn cô cháu nội kia thực chất là giao dịch viên đáng tin cậy người Hy Lạp phụ trách chuyển tiền ra nước ngoài. Hóa ra người Hy Lạp này cũng không đáng tin lắm. Hắn đã cuỗm tiền trong ngân hàng Thụy Sĩ rồi cùng gia đình bỏ trốn tới Brooklyn. Ông Claude, người từng là luật sư kinh nghiệm giao thiệp rộng ở Thụy Sĩ, nghe phong thanh về tên trộm kia liền đánh điện báo cho cha tôi ở Ai Cập hay: căn bệnh trầm trọng của bà dì Berta yêu dấu đã khiến đứa cháu gái tội nghiệp phải mở miệng.
Nhờ sự khôn ngoan, lanh lợi và nhạy bén với gian lận, lọc lừa, ông Claude đã kiếm lại được một ít tiền thông qua Interpol, song phần lớn đều đã tiêu tán theo như ông khẳng định. Cha chỉ cho chúng tôi cách thể hiện lòng biết ơn chân thành với ông Claude nhưng tuyệt đối không bao giờ tin tưởng. Cùng với đó, cha yêu cầu cậu mình đưa cho chúng tôi một khoản tiền cố định mỗi tháng.
Trên boong tàu đến Ý Đại Lợi vào buổi sáng định mệnh hôm đó, mẹ và tôi trông ra với hy vọng ông Claude sẽ tới Napoli đón chúng tôi. Tôi không chắc người đàn ông đứng trên cầu tàu mà tôi nhìn thấy từ xa có đúng thật là ông Claude không. Tàu vẫn chưa cập bến, nắng làm lóa mắt tôi. Tôi chỉ nhìn thấy những nhóm người chen chúc trên bến tàu, phu khuân hành lý, nhân viên vận chuyển và hải quan, cả bạn bè và họ hàng từ khắp Ý Đại Lợi đổ về chào đón những người mà họ đã nhiều năm không gặp. Điều tôi còn nhớ về ông Claude từ hồi bé tẹo là khi ông đặt tôi ngồi lên đùi, đối diện vô lăng và cho tôi vờ lái chiếc xe cổ lỗ sỉ của ông, chiếc xe mà mọi người trong nhà đặt cho cái biệt danh nhà táng di động mà mãi sau khi ông đột ngột bay khỏi Ai Cập vẫn còn gọi. Tôi nhớ mái tóc xoăn đen, cái mũ, cặp kính râm đặc biệt với vải tối che hai bên tròng kính của ông, tiếng tặc lưỡi bắt chước cái tay quay nhỏ mà ông liên tục xoay phải rồi lại xoay trái để đóng mở kính chắn gió trong lúc làm bộ mặt bối rối chọc cười đám trẻ con. Hồi đó chắc tôi mới ba tuổi. Tôi không còn gặp lại ông từ sau cái hôm ông chở bà nội và tôi từ biển về nhà dùng bữa trưa thường nhật trong căn hộ rộng lớn bấy giờ vẫn còn được cai quản bởi mẹ ông, bà cố của tôi. Chiếc xe có ghế da cũ kỹ, bong tróc và gồ ghề của ông khiến tôi tò mò, bởi chưng tôi chưa từng thấy chứ đừng nói ngồi trên một chiếc xe lỗi thời như thế. Tôi biết biệt danh của nó nhưng được dặn không bao giờ gọi ra trước mặt ông.
Nhà táng di động được dùng như một biệt danh giễu tính bủn xỉn cố hữu của ông Claude, phẩm chất mà ông chia chung với tám anh chị em của mình, trong đó có cả bà nội tôi và bà Elsa. Ai cũng xem tính bủn xỉn của mình như một hình thức tiết kiệm có được sau nhiều năm khốn khó, qua nhiều thế hệ, song tất cả những người quen biết gia đình, từ mẹ tôi cho tới các gia nhân nhỏ tuổi nhất, đều gọi nó bằng tên thật sau khi vung thẳng tay ra với nắm đấm siết chặt biểu thị không gì khác ngoài tính hám lợi - lòng tham xấu xí, ngoan cố, vô phương cứu chữa, cố hữu và chặt như nắm đấm. Chi ấy của gia đình không bao giờ cho đi thứ gì và tích trữ mọi thứ như thể kỷ vật rất lâu sau khi chúng đã được dùng hết công dụng, biện minh cho sự miễn cưỡng khi chia tay chúng bằng câu châm ngôn tiếng Pháp thường được nhắc đi nhắc lại là on ne sait jamais, không ai biết được, nghĩa là không ai biết được khi nào thì một thứ bị vứt đi có thể hữu dụng hay khi nào thì một người bạn bị bỏ rơi sau cùng lại trở nên hữu ích.
Chiếc xế hộp không tuổi đã được đưa xuống bãi phế liệu cùng với cái mũ, cặp kính râm có chớp và cái tay quay nhỏ xíu dùng cho kính chắn gió di động có bánh răng kêu cót két, lách cách của ông. Ông tính đợi bán lẻ từng món cho người ngả giá cao nhất, nào ngờ cảnh sát Ai Cập lại phát hiện ông chuyển tiền sang Thụy Sĩ. Một người quen xa đã báo cho ông kịp lúc. Ông Claude thoát chết trong gang tấc qua đường cửa bếp và không bao giờ thấy ở Ai Cập nữa.
Mẹ tôi lại nhìn ra bến tàu và tin rằng người mà chúng tôi thấy lúc nãy không thể nào là ông Claude được. “Bảnh tỏn quá,” mẹ nói như thế. Ông ấy không đời nào tiêu tiền vào quần áo đẹp đâu. Thay vào đó, mẹ chỉ một người đàn ông mà bà nghĩ trông rất juif, song lại đổi ý. Đoạn, có người đàn ông đứng xa xa trên bến hình như nhận ra mẹ và vẫy tay rối rít. Mẹ nói như thế không đúng. “Ông ấy chẳng bao giờ ưa mẹ, mẹ cũng không chịu nổi ông ấy.” Rốt cuộc, người đàn ông đang vẫy tay ấy tựa vào lan can và hét gọi tên mẹ, “Rina, Rinaaaa.” “Không phải ông ấy,” mẹ tôi vẫn khẳng định. “Vả lại,” mẹ nói thêm, “ông già cũng không phải kiểu người sẽ đến đây gặp chúng ta. Nội tiền xăng từ Roma tới đây thôi đã là chuyện không tưởng rồi.” Thêm nữa, chúng tôi không quan trọng đến mức ông phải tự mình đánh xe tới. Mẹ, em trai và tôi, không tính cha tôi và bà Elsa, là những thành viên cuối cùng rời Ai Cập. Ông Claude đã nhắc đi nhắc lại trong thư vô số lần ông tới Napoli đón họ hàng - bố mẹ vợ, cháu trai, cháu gái cũng như anh chị em ruột bao gồm bà nội tôi. Đâu thể mong ông lần nào cũng có mặt trên bến tàu được. Khi đã kết luận ông Claude sẽ không đến Napoli đón chúng tôi, mẹ nhắc cho anh em tôi nhớ rằng dù gì người của sở tị nạn cũng sẽ đưa chúng tôi tới trạm trung chuyển. Tôi sẽ thông dịch cho mẹ, mẹ nói như thế và quay sang tôi với nụ cười nửa miệng mà tôi rất hiểu. Thảy những buổi học kèm với các gia sư Ý trong mấy năm qua ở Ai Cập đã tới lúc phát huy tác dụng. “Tập trung vào điều họ nói ấy, không phải điều con nghĩ là họ đang nói. Cố đừng để họ biết mẹ bị điếc. Họ sẽ cướp đồ của chúng ta đó.” Đoạn, mẹ nói thêm khi nhận ra tôi đang hồi hộp. “Chúng ta đã vượt qua những chuyện còn tệ hơn nhiều, chuyện này có thấm tháp gì đâu.” Bấy giờ chúng tôi sắp sửa đặt chân vào Âu châu, Ai Cập có thể chìm trong rác rưởi, tiếp tục sa lầy trong ziballah của nó - từ Ả Rập mà chúng tôi vẫn dùng, nghĩa là “rác rưởi” - mẹ chẳng bận tâm lắm. Mối lo duy nhất của mẹ là cha, người đã ở lại Ai Cập và vẫn còn bị đe dọa bởi sự tùy hứng của cảnh sát Ai Cập vốn tàn nhẫn, nhất là với người Do Thái.
Rốt cuộc, điều khẳng định với tôi người đàn ông đứng trên bến tàu chỉ có thể là ông Claude không phải mái tóc xoăn đen hay nụ cười láu cá đầy ẩn ý trên mặt ông trong những cuốn album ảnh cũ của gia đình. Những đặc điểm ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là nét giống nhau bất ngờ của ông với người anh trai Nessim lớn tuổi hơn nhiều đã chết ở Ai Cập mấy năm trước ở tuổi chín mươi hai. Mái tóc đen xoăn trong ảnh cũ đã mất vào năm 1966. Quan sát ông Claude liên tục bỏ mũ chào chúng tôi từ xa, tôi lập tức nhớ ra rằng cũng hệt như anh trai mình, ông hói nhẵn và lúc không cười thì môi bĩu ra trông rất xấu, cùng với đó là cái mũi khoằm như kết hợp giữa chim ưng đầu hói và vẹt chưa đủ lông, giống Sigmund Freud mà bỏ đi bộ râu vậy.
Còn một điều nữa cho tôi biết người đàn ông mặc áo khoác vải tuýt gọn gàng, đội mũ phớt, đeo cà vạt màu hạt dẻ đứng trên bến tàu chắc chắn là người nhà mình. Khi tàu chúng tôi cuối cùng cũng cập bến và có thể nhìn rõ ông, chúng tôi thấy ông rút ra chiếc khăn tay màu trắng rộng bằng lá cờ đuôi nheo quá cỡ, vẫy chúng tôi bằng một cử chỉ lỗi thời đến mức chỉ có thể lấy ra từ phim Hollywood cũ. Cũng như bà nội tôi và em gái của bà, ông Claude vĩnh viễn sống trong thời tiền Thế Chiến I, cái thời người ta còn vẫy khăn tay, một cử chỉ nhẹ nhàng và tinh tế có thể truyền tải hy vọng, sự niềm nở và hân hoan, cũng có thể dùng khi buồn khổ, kìm nén tuyệt vọng hoặc trong đám tang. Gia tộc Cohène (với dấu nhấn è bắt buộc nhằm khẳng định cái gốc gác Pháp giả tạo của mình) luôn có lối hành xử riêng. Không lý gì họ lại tuân theo những trào lưu tạm thời. Thiên hạ phải tuân theo cung cách của họ, luôn là như thế.
Thế nhưng, cung cách của họ giờ đây không những lỗi thời mà còn tuyệt tích. Họ không chịu chấp nhận điều này mà vẫn ưu ái lối đãi bôi kia, thức thời nhưng không tử tế, luôn đánh giá mọi người qua cách cầm dao nĩa thay vì hành động và lời nói. Thời này còn ai như thế nữa đâu.
Sáng hôm đó, tôi kể với ông Claude mình vừa ghi danh vào một trường Mỹ ở Ai Cập. Ông cho rằng việc này thật ngược đời, lẽ ra tôi nên vào trường Ý mới phải. Khi tôi giải thích rằng có khả năng chúng tôi sẽ chuyển tới Mỹ thì ông cười phá lên như thể tôi vừa thốt ra một điều ngớ ngẩn vô lý bậc nhất.
“Gì chứ? Trở thành người Mỹ sao? Cháu đang ở Ý Đại Lợi đấy, ông nhỏ của ta ơi, ch��u sẽ cư xử và trở thành một người Ý như mọi người khác. Đừng có tâng bốc Huê Kỳ man rợ của cháu ở đây. Mỹ là một nước còn chưa ra đời nữa là, hay là cháu không biết?”
Tôi biết mình chỉ nên phán xét thay vì cãi lại. Em trai tôi cũng nín thinh dù trong hai anh em thì nó là đứa mê văn hóa, phim ảnh, âm nhạc và mọi thứ của Mỹ hơn. Hồi ở Ai Cập, nó đã mua bằng được đôi giày Levi’s cũ của đứa bạn người Mỹ cùng lớp, thích ăn kẹo dẻo nướng khám phá được từ hồi còn là Ấu sinh Hướng đạo, thậm chí còn thường xuyên xoay được một lượng kẹo cao su Juicy Fruit. “Đúng là hề hước mà!” Ông Claude nói tiếp. “Mấy thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch đã muốn làm lính Mỹ,” ông lầm bầm khi chúng tôi đi tới tòa báo danh dù tôi chắc chắn mình phải nghe từng từ. Tôi im lặng mà đâu biết trong thế giới của ông Claude, im lặng không ngăn được sự ngược đãi mà trái lại còn mời gọi thêm.
-
Ông Claude quả bốc đồng đúng như chị gái ông đã cảnh báo, song vẫn thật khó chấp nhận một người có thể tàn nhẫn đến thế với họ hàng máu mủ vừa bị trục xuất và đang túng thiếu, lạc lõng, nguy khốn của mình, nhất là một bà mẹ điếc với hai đứa con trai chưa bao giờ đi xa. Cái nhìn của cha tôi về ông cậu mình có phần dè dặt hơn, chủ yếu vì cha không muốn ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng tôi về ông Claude, ngụ ý nên chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ nhất. Rốt cuộc cha tôi cũng đành huỵch toẹt: “Bất kể dì Elsa nghĩ gì thì cậu ấy vẫn có thể rất cục súc đấy.” Vậy mà mẹ tôi vẫn bình thản. “Không cần phải dọa mẹ con tôi thế đâu,” mẹ nói. “Không phải dọa mà là nhắc ba mẹ con để ý thôi,” cha tôi vặc lại và mẹ đáp ngay. “Nếu cậu anh kinh khủng như thế thì lý ra anh nên cùng rời Ai Cập để bảo vệ mẹ con tôi chứ không phải ở lại đây.” “Anh ở lại là vì còn nhiều thứ phải cứu vãn ở đây,” cha tôi đáp và sắp sửa nổi nóng. Của cải tài sản của ông đều đã bị quốc hữu hóa nên là, đúng vậy, chắc ông nghĩ ông có nhiều thứ phải cứu vãn trong hai tháng còn lại ở Ai Cập. Mẹ tôi thì đã quá rành và không đừng được than vãn với bà tôi. “Cứu vãn, cứu vãn con mắt tôi ấy! Tôi biết rõ vì sao và vì ai mà anh ở lại mà,” mẹ nói, “ai cũng biết cô ta là ai và sống ở đâu đấy.” Đây không phải lần đầu mẹ tôi nặng nhẹ về sự không chung thủy của cha tôi, việc mà đến bà tôi cũng chỉ biết thở dài ngao ngán. “Nhà này như bị nguyền vậy,” bà tôi đã nói như thế và bồi thêm rằng chồng bà, năm người anh em trai của bà và thảy những người đàn ông bà biết, kể cả cha mình, đều mang cái thói ấy. Mẹ tôi chẳng lấy gì làm an ủi trong những lời đó. Bà không cần đọc lá trà cũng biết điều gì ở Âu châu đang chờ đón mẹ con tôi: “Mẹ con mình sẽ như những kẻ ăn mày trong một thành phố xa lạ, trong khi anh ta thì sống sung sướng ở Ai Cập.”
Chúng tôi đã được cảnh báo trước về cuộc sống kinh hoàng trong trại tị nạn một khi đặt chân tới Napoli. Chúng tôi cũng được những người từng sống trong trại dặn đi dặn lại là sẽ phải tự rửa chén bát của mình trước khi trả lại căn tin, cho gì ăn nấy không được càm ràm và dùng nhà xí theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Elsa, người luôn tính đến viễn cảnh tệ nhất để được cảm giác bất ngờ dễ chịu khi dự liệu không xảy ra, bảo ở đó có chấy và trứng chấy nữa. Ai mà chẳng bị chấy một hai lần trong đời? Cả bà và chị bà đã sống qua hai lần thế chiến, chứng kiến những cuộc thảm sát người Armenia, chịu đựng các cuộc di dời cưỡng bức, nguy hiểm nhất là cuộc đào thoát khỏi Lourdes trên đường tới Marseille thời chiến trong hoàn cảnh ô uế đến nỗi nước còn quý hơn cả bánh mì và xà phòng. Nói đến chấy thì… Ta đã thấy rồi đấy thôi, một cách nói yêu thích nữa mang nghĩa Đừng bắt ta sống lại những chuyện mà ta đã vui vẻ quên đi.
Mẹ tôi chẳng nói gì khi nghe chuyện chấy và trứng chấy dù bà thú thực mình cũng sợ giường và khăn bẩn. Mẹ chẳng biết gì về Ý Đại Lợi lại còn bị điếc, phải có tôi thông dịch lại tất cả những gì người khác nói với mình. Mẹ đã chuẩn bị hai vali da cá mập thật nhét hết những thứ có thể giúp chúng tôi cầm cự trong vòng hai tuần. Người ta nói sẽ có xe buýt đưa chúng tôi tới trại tị nạn nên ba mẹ con phải ôm hành lý trên đùi trong lúc đi xe. Chúng tôi được kể cho nghe nhiều chuyện về Napoli. Chúng tôi không được rời mắt khỏi túi xách của mình.
Ông Claude quả thực đang chờ mẹ con tôi khi chúng tôi bước xuống ván cầu. Ông đã đánh xe từ Roma lên đường cao tốc từ hồi sớm bửng để bắt kịp giờ mẹ con tôi tới. “Cũng không tệ đối với một ông già bảy mươi tuổi nhỉ, mấy đứa không thấy vậy sao?” Ông kêu lên. Chất giọng Pháp của ông giống hệt người anh trai đã mất, song cái giọng the thé của ông lại khá lạ tai. Mẹ tôi không hiểu một từ nào từ miệng ông thốt ra nhưng vẫn cười duyên dáng. Ông Claude hớn hở cho đó là vẻ e thẹn cúi mình của một người phụ nữ trước sự nam tính nơi ông.
Ông Claude cười thầm, giải thích cho chúng tôi biết mình sẽ đi qua các thủ tục thông hành nhưng không đến nỗi man rợ như ở Ai Cập. Mẹ bảo tôi chuyển lời là bà thích thời tiết ở Ý Đại Lợi - lời khen như một nỗ lực nói ra được điều gì đó ấm áp và tỏ lòng biết ơn. Mẹ đã lớn lên cạnh biển nên không khí biển của Napoli như đưa bà trở lại tuổi thơ ở Ai Cập và bà thích điều đó.
Ông Claude nghe tôi chuyển lời liền đáp rằng Ai Cập có còn tồn tại trong cuộc đời chúng tôi nữa đâu. “Không khí biển ở đây là của Ý Đại Lợi. Làm ơn đừng hoài niệm nữa. Nếu có điều chi hối tiếc thì là đáng ra mấy đứa nên rời khỏi Ai Cập từ mấy năm trước kìa.”
Có người từ cổng hải quan cầm bảng kê khai đi tới chỗ chúng tôi và hỏi chúng tôi có phải hành khách trên khoang hạng ba số 6 không. Chúng tôi đáp phải. Người này thông báo nhân viên hải quan đã đếm số vali: tổng cộng ba mươi mốt cái. Tôi giải thích lại cho mẹ điều anh vừa nói và, “Cộng thêm hai cái này nữa.” Tôi cầm một cái còn em trai tôi cầm một cái.
Ông Claude vỗ đùi khi nghe thấy số vali, thoắt cái mặt ông đã đỏ rần và tuôn ra một tràng giận dữ. “Mấy đứa tính để số vali này ở đâu chứ? Trong xe của ta hả?” Anh nhân viên vừa đưa cho ông cây bút chì cùn gầy nhẳng để ký vào bảng kê khai vội vã trấn an ông, bảo rằng các vali sẽ được đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ mà ông cung cấp trong vòng ba đến bốn tuần. “Cậu vừa nói ba mươi mốt sao?” Ông Claude cao giọng hỏi. “Xin đừng nóng, Dottore,” anh nhân viên nói, “ý tôi chỉ có ba tới bốn tuần thôi.” “Ba mươi mốt!” Tôi nghĩ ông Claude sắp đánh anh ta tới nơi. Anh nhân viên lặp lại với tông giọng mắc lỗi, “Ba tới bốn tuần, thưa Dottore.” Ông Claude lại hét lên, lần này thậm chí còn to hơn. Không thể nhầm được: không phải ông đang hét vào anh nhân viên hải quan mà là đang hét vào mẹ tôi, người chẳng hiểu ông đang la ó điều gì trong khi tôi thì sửng sốt đứng như trời trồng. Ông Claude như dồn hết sức bình sinh hỏi chúng tôi nghĩ gì mà lại đem ba mươi mốt vali tới Ý. Trong đó chứa gì chứ? Một cây dương cầm khổng lồ à? Hay một chiếc ô tô? Hay một cỗ xe tăng? Hay là gì? Mẹ tôi chừng như hiểu ra được nguyên do cơn thịnh nộ của ông. “Quần áo. Cùng một ít đồ bạc chăng?” “Đồ bạc?! Cháu có điên không đấy? Cháu có thể bị bỏ tù ở Ai Cập vì tội buôn lậu đấy.” Mẹ giải thích rằng hải quan Ai Cập đã nhận hối lộ để cho chúng tôi qua. “Hối lộ? Cháu nghĩ hối lộ rồi sẽ không bị chúng bỏ tù sao? Mới mươi ngày trước chúng còn là phường côn đồ buôn gánh bán bưng, vậy mà cháu… chồng cháu hoặc người chị ngu ngốc của ta… lại định hối lộ cho chúng?” Và rồi đến đòn kết liễu. “Sao tôi lại dây vào đám ngốc này vậy trời ơi là trời,” ông thốt lên bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ý, “Oray Kapa. Basta!” Nói rồi ông quẳng xuống đất cây bút chì mà anh nhân viên hải quan vừa đưa cho mình. Chừng như chưa thỏa, ông nghiến gót giày lên cây bút đến mấy bận.
Tôi ước gì mẹ tôi hét lại cho ông biết một người đàn bà điếc có thể bùng nổ ra sao một khi bị đẩy đến giới hạn. Tôi chưa gặp ai có thể địch lại tiếng thét của mẹ tôi cả.
Nhưng nếu mẹ tôi hét lại thì ông sẽ bỏ mẹ con tôi ở đó và không bao giờ nói chuyện với chúng tôi nữa. Mẹ biết điều đó, chúng tôi cũng biết, thế nên cả tôi và em trai đều không cố phiên dịch lại lời ông nữa.
-
Anh nhân viên gọi ông Claude tới văn phòng ký đơn ủy quyền. Vậy mà thay vào đó, ông dúi cây viết Bic cho mẹ tôi tự ký. Hai người đi tới văn phòng, để lại tôi và em trai đứng canh hàng hành lý xếp dài hết nửa nhà chứa máy bay bẩn thỉu chất đầy những đồ lặt vặt, cũ kỹ. Mỗi vali giờ đây trông còn nhỏ hơn lúc ở trong căn phòng khách lớn trang trọng từng có thời là salon tiếp khách của bà cố tôi.
Trong cái nhà chứa máy bay chật cứng ở Napoli đó, tôi cứ nhìn chăm chăm đống vali và chợt nghĩ có cái mừng khi gặp lại mình, có cái lại quay đi và phớt lờ tôi, có lẽ vì sau khoảng thời gian dài ngụ trong phòng khách cũ, giờ đây chúng thấy buồn lòng vì sắp bị bỏ mặc cho mấy tay khuân vác nói thứ tiếng mà chúng không hề thân thuộc: tiếng Napoli - ngôn ngữ mà đến chính tôi cũng phải mất nhiều năm mới hiểu và yêu được. Tôi nhìn mớ vali như thể nài nỉ chúng hãy nhận ra tôi, song những khối hộp da phồng ấy lại quyết không thèm ư hử.
Tôi nhớ lần đầu chúng được đem vào nhà như một đàn con há hốc nằm la liệt trong căn phòng khách rộng lớn. Chúng được làm từ da công nghiệp dày cui, thắt bằng hai đai dày cặp qua hai miếng da rộng khâu thẳng vào vali cho cố định. Quy định của hải quan Ai Cập cấm khóa bất kỳ thứ gì vì các nhân viên hải quan muốn xét đồ trong từng vali. Vậy mà ở cửa hải qua không ai yêu cầu chúng tôi mở vali cả bởi đã hài lòng với viễn cảnh nhận khoản hối lộ khi cha tôi và tiếp đến là bà Elsa rời đi.
Ai nấy đều thương cảm cho bà Elsa. Mắt bà càng lúc càng yếu nhưng bà không gọi gia nhân xếp đồ hộ, cũng chẳng sẵn lòng nhờ vả mấy người bạn Hy Lạp và Ý còn ở lại Alexandria. Bà không muốn ai chõ mũi vào chuyện của mình. Je suis indépendante, bà từng nói thế mỗi khi được hỏi về tính tiết kiệm bẩm sinh và cuộc đời góa bụa của mình. Bà không muốn cưới ai khác ngoài Victor biếng nhác, người đã va vào cuộc đời bà, cưới bà rồi chết đi vì, như bà nội tôi từng nói với vẻ chế giễu, ông ta thích chết hơn. Chồng của bà nội tôi cũng thích chết sớm. Thật vậy, thảy những người cưới nhà Cohène đều tìm thấy trong cái chết lối thoát hoàn hảo khỏi cuộc hôn nhân mà trong đó, khái niệm tình yêu chỉ gói gọn trong vài buổi tối tượng trưng thuở ban đầu, không hơn.
Khi mẹ hỏi bà Elsa cần bao nhiêu vali thì bà trả lời là năm. Mẹ tôi không tin nhưng vẫn làm theo. Mẹ mua vali từ một thương nhân ở Place Mohamed Ali, đặt tổng cộng ba mươi cái. Mười cái cho anh em tôi, mười cái cho cha, năm cái cho bà nội và năm cái còn lại cho bà Elsa. Chúng tôi đâu hay chỉ trong vài tuần số vali đã gấp đôi lên, đến nỗi người chủ tiệm phải thú thực là ông không còn cái nào để bán, nhưng hiện đang có vài mẫu vali da cá mập mềm mại hơn và dễ dàng cất dưới gầm giường. Mẹ tôi đã năn nỉ ông mua thêm những cái lớn hơn vì ngày chúng tôi bị trục xuất khỏi Ai Cập đang đến gần. Thế là ông ta hứa. Rốt cuộc, cũng chính người này đã mua lại tất cả đồ đạc của chúng tôi với mức giá bèo bọt, cả trong căn nhà phố lẫn căn nhà biển. Không thảo luận, không mặc cả, mẹ tôi vừa đồng ý mức giá ông ta đưa ra là ông ta đút tay vào túi áo móc ra ngay chiếc ví da lớn, vội vã đếm đủ tiền đặt vào tay mẹ. Chỉ trong vài ngày, đồ đạc của chúng tôi và gần như mọi thứ chính quyền chưa kịp tịch thu đã bị lấy đi. Tôi không chứng kiến cảnh đồ đạc bị dọn đi nhưng khi bước vào căn hộ cũ của gia đình, tôi giật mình nhìn những căn phòng trống trơn, chẳng còn tấm thảm nào trên sàn, chỉ còn những mảng trắng trên tường vàng sau khi tranh treo bị tháo xuống. Đồ đạc trong phòng ăn cũng biến mất, nhà bếp trống trơn như mới xây. Tôi những mong nhìn thấy người đầu bếp Abdou của chúng tôi nhưng cửa phục vụ đã khóa kín, lớp bụi đóng dày sau chỗ từng kê tủ lạnh và lò nướng trước đây nhìn như anh em họ hàng thân thiết bị buộc phải chia lìa. Mẹ bảo bà muốn tôi nhìn thấy c���nh này. Tại sao vậy? Tôi hỏi lại. “Comme ça,” thì vậy đó. Lối giải thích này đeo bám tôi suốt cuộc đời. Chỉ có hai từ mà nói lên hết mọi nỗi lòng của mẹ tôi.
Mẹ chỉ tiếc một điều là lẽ ra bà không nên đồng ý cái giá ông ta đưa ra. Lý ra mẹ nên đòi thêm. Mẹ đã thấy ông ta có nhiều tiền. Hẳn ông ta sẽ trả thêm. Vậy mà lại để ông ta dắt mũi. Mẹ tôi, một người mặc cả có tiếng lại chấp nhận ngay giá ông ta đưa ra, thậm chí còn cảm ơn ông ta nữa chứ. Khi đã mất hết mọi thứ và chẳng còn thời gian, bạn trở nên dễ chịu thế đấy.
Cũng phải khi người mua đồ của chúng tôi cũng là người bán vali cho chúng tôi. Nghề của ông ta là cướp của người nước ngoài rồi tiễn họ đi với những chiếc vali bán trong cửa hiệu của ông ta mà. Số tiền bỏ ra mua đồ được lấy lại bằng việc bán vali. Tình thế bị trục xuất cấp bách của người nước ngoài và người Do Thái là cú dứt điểm chốt lại thương vụ, khiến mọi người không thể từ bỏ việc mua bán hoặc quay ngược thời gian.
Hèn gì mớ vali lại tránh ánh mắt của tôi mỗi lần tôi cố tìm kiếm sự chú ý nơi chúng. Chúng ủ rũ đứng đó như thể tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng tạo gánh nặng cho chúng. “Sao các người lại đem chúng tôi tới đây?”, chúng chừng như hỏi, “rồi chuyện gì sẽ xảy đến với chúng tôi đây?” Chúng hỏi tôi những câu mà chính tôi đã đặt cho bản thân mình. Mình đang làm gì ở đây vậy? Chuyện gì sẽ xảy đến với mình đây? Chúng tôi cũng giống như đống hành lý ấy, bơ vơ không nhà. Lần đầu tiên tôi nhận ra điều này lại là khi nhìn chăm chăm vào thân hình buộc da của chúng lóng ngóng xếp hàng trong nhà chứa máy bay, phốp pháp, cục mịch và sợ hãi như những con bò sầu thảm đang chờ tới lượt, nghi hoặc mọi điều; rồi tôi đưa mắt xuống con mèo hoang đã nhìn thấy quá nhiều vali nên chẳng buồn bố thí cho một ánh nhìn thương cảm.
-
Sau khi ký giấy tờ xong, mẹ cùng ông Claude rời văn phòng, bảo rằng chúng tôi phải tới trại tị nạn để ký thêm giấy tờ khẳng định mình đã có nơi cư trú ở Roma và không cần ở lại Napoli.
Ba mẹ con tôi bước lên xe ông Claude. Không phải nhà táng di động mà là một chiếc Alfa Romeo đời cũ, không hẳn phô trương nhưng rõ là cao cấp. Từ ông Claude toát lên vẻ thư thái, thậm chí là dư giả, mùi nước hoa của ông khá dễ chịu. Có thể nói ông đã từng tằn tiện, nhưng lúc này đây không còn là kẻ keo kiệt như mọi người khẳng định nữa. Ông đã trở thành quý tộc, lối cư xử của ông chừng như khẳng định điều đó.
Chúng tôi theo chiếc xe buýt tị nạn qua vô số phố và đường hẹp, đi thẳng lên đồi, đi mãi chừng hai chục phút nữa thì tới trại. Cảnh tượng trước mắt hẳn đã làm mẹ tôi kinh hãi, vừa ra khỏi xe bà đã khóc. Mẹ cố giấu đi dòng lệ nhưng một trại dân đã bước tới chỗ bà và nói bằng tiếng ý, “Đừng buồn, signora ơi, ở đây chúng ta không phải người Do Thái.” Hẳn ông muốn nói tới bọn cướp, tội phạm và sát thủ.
Tôi không biết phiên dịch thế nào cho mẹ tôi hiểu, song vẻ hảo ý trên mặt người đàn ông tự toát lên sự đồng cảm, lòng thương và có lẽ là cả sự thương hại. Mẹ tôi nghiêng người gật đầu nhiều lần để cảm ơn ông. Ông Claude, người đã sống qua Thế Chiến II và mang cái họ chỉ có thể là người Do Thái, không phản ứng gì. Hoặc là ông không nghe thấy người gác cổng nói gì, hoặc là ông vờ như không nghe thấy. Chúng tôi là những người đầu tiên xếp hàng trước bàn khai thông tin. Ông Claude nói trổng, “Sau chúng tôi còn nhiều người lắm nên làm ơn nhanh giùm. Tôi bảo lãnh cho ba người này và đã cho họ chỗ ngụ ở Roma.” Lời ông nói lịch sự và cung kính nhưng tông giọng lại rất uy quyền, nếu không muốn nói là hống hách, đến nỗi cô gái ngồi ở bàn nhận ra có lẽ mình cũng nên gọi ông là Dottore. Hệt như cha tôi đã kể hồi ở Ai Cập, ông Claude rất giỏi sắm vai dẫu chẳng vai nào sắm trọn. Cô gái trẻ liên tục nói chuyện với ông ở ngôi thứ ba. Dottore có thế này không, dottore có thế kia không?
Trong trại, tôi để ý thấy một người đàn bà nghèo khổ đang tắm rửa cho đứa con trần truồng của bà dưới vòi nước cổ dài trong vườn. Bà đội mũ trùm đầu, mặc váy rách bươm. Bà nhìn tôi, nở một nụ cười ngượng ngùng, tự ti vì xấu hổ khi đó là cách duy nhất tắm cho con bà.
Tôi nhận ra vài hành khách đi cùng chuyến tàu với chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với họ và cũng không hề hay biết họ sẽ thành dân tị nạn trong trại. Đứng lẫn trong số đó là một người đàn bà mà tôi đã né không nói chuyện cùng. Lúc này bà đang tiến về phía tôi và tôi không có chỗ nào để trốn. Madame Marie làm vú em cho chúng tôi được chừng hai năm trước khi bị thay thế bởi một Madame Marie khác. Bà là người Ý-Malta đang chờ tàu tới Malta với hy vọng sẽ được thuê làm thông dịch viên ở đó. Cũng như nhiều người sinh ra và lớn lên ở Alexandria, bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp và tiếng Ý. Bà cũng từng là thợ làm đẹp ở Alexandria. Trong số khách của bà có cả bà nội tôi, cho nên bà mới được thuê đến nhà tôi làm việc. Bà mong sao sẽ được làm thợ làm đẹp riêng cho một nhà nào đó ở Malta để kiếm sống, cộng thêm vào thu nhập của nghề thông dịch. Tôi chẳng ưa gì bà và luôn cho bà là nguồn cơn nói xấu gây xào xáo trong gia đình tôi, khiến đầu bếp xích mích với gia nhân và đỉnh điểm sự gây gổ giữa cha mẹ tôi. Tôi mừng khi cuối cùng mẹ tôi cũng cho bà hai tháng lương và bảo bà đừng bao giờ đặt chân vào nhà chúng tôi nữa. Không như cha tôi sẽ đuổi khéo bà đi trong âm thầm, mẹ tôi tiễn bà ra cửa ngay trước mặt anh em tôi.
Chúng tôi lễ phép chào bà và bà thân mật chào lại. Trong lúc chúng tôi đợi mẹ và ông Claude đi ký giấy ủy quyền, bà bước tới chỗ tôi và vẫn hệt như ngày xưa mỗi lần chúng tôi đi học về, bà móc trong túi váy ra cho chúng tôi mỗi đứa một viên kẹo bọc trong giấy kính có ghi tên người làm kẹo bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập: Nadler.
Em trai tôi không biết cảm ơn Madame Marie thế nào nên ôm lấy bà, tay vẫn cầm nguyên viên kẹo chưa bóc vỏ trong khi tôi nói cảm ơn bà, bỗng ngượng ngùng không biết phải làm gì tiếp theo đành giả vờ dõi mắt tìm mẹ. Madame Marie rút lui mà không nói lời nào, trở lại với nhóm người bà đã gặp trên tàu. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại bà nữa.
Điều khiến tôi bất ngờ khi nhìn viên kẹo tròn tròn màu vàng vị đu đủ mà tôi rất thích ấy là tôi vẫn đọc được chữ Ả Rập. Tôi cứ tưởng ngay khi đặt chân xuống Ý Đại Lợi thì mọi điều về tôi sẽ bị bôi xóa. Tôi sẽ quên đi mình là ai, mình đã biết những gì ở Ai Cập. Thay vào đó, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng hề thay đổi khi chuyển từ bờ này sang bờ bên kia của Địa Trung Hải. Tôi vẫn là tôi, tôi của mấy ngày trước đây không hề biến mất. Tôi muốn quên đi con người mình, sang trang và trở thành một con người mới. Vậy mà tôi vẫn vậy và tôi chẳng hề thấy vui.
-
Mẹ tôi và ông Claude cuối cùng cũng trở ra. Ông đội lại mũ lên và mỉm cười. “Giờ thì tới Roma thôi.”
Tôi đâu hay một tiếng đồng hồ kinh khủng nhất đời mình sắp sửa bắt đầu.
Chuyện lặng lẽ xảy đến khi ông Claude cố rời Napoli và rẽ lên hướng bắc vào Autostrada del Sole, xa lộ khá mới nối giữa Napoli và Roma. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao tìm được lối vào xa lộ.
Đầu tiên ông Claude dừng xe lại, nhìn người điều khiển giao thông, thò đầu ra cửa xe, la lên với giọng the thé, “Scusi, vigile,” và bắt đầu hỏi đường ra xa lộ. Người vigile cao lớn, lịch thiệp mặc đồ trắng, đội mũ chóp nhọn cũng trắng duyên dáng xoay người lại như một vũ công ba lê, lịch sử cúi đầu xuống cửa tài và giải thích ngắn gọn đường đi. Ông Claude cảm ơn anh rồi lái tiếp. Đến ngã tư trên đồi ông lại thấy không đúng và quyết hỏi một anh cảnh sát giao thông khác, “Scusi, vigile…,” rồi lại lạc tiếp, chẳng thấy lối nào quen thuộc. Ông đập cả hai gan bàn tay lên vô lăng và bắt đầu chửi, đầu tiên là chiếc xe rồi tới Napoli mà ông gọi là cái hố bẩn thỉu chứa đầy trẻ ranh và tội phạm, đoạn trút giận lên ba mẹ con tôi. Ông bảo tôi là thằng đần chỉ biết tiếng Ý ngang trình độ một đứa lớp bốn, em trai tôi là con cóc ngu ngốc điếc hệt mẹ nó, cuối cùng là mẹ tôi, người đáng ra phải cố phụ ông tìm đường thì lại không hiểu mô tê gì vì hai đấng sinh thành mù chữ của bà đã gửi bà cho đám lang băm quái quỷ khiến bà bị kết án câm điếc trong suốt cuộc đời đáng thương và vô nghĩa của mình. Mẹ tôi không biết ông đang nói gì nhưng có thể đoán được ông đang tức giận thông qua màu da đỏ bừng và cằm dưới bạnh ra của ông. Ngã tư kế tiếp, “Scusi, vigile…”, giọng nói the thé, sự tôn kính giả tạo và sôi máu vì lạc đường. Anh em tôi sắp cười phá lên, ông nghe em tôi thì thầm gì đó với tôi thì quay lại lớn tiếng với ánh nhìn độc địa, “Hai đứa mày ăn kẹo và ngậm miệng lại đi.” Từ hàng ghế sau bỗng chốc chẳng thấy có gì mắc cười nữa. Vậy mà tới tận hôm nay, hai từ “Scusi, vigile” vẫn khiến chúng tôi vừa mắc cười vừa kinh hãi.
Đến đoạn nào đó, một trong các vigili chỉ chúng tôi sinistra, nghĩa là rẽ trái, vậy mà ông Claude lại rẽ phải. Tôi tài lanh nhắc ông rằng anh cảnh sát chỉ mình rẽ trái không phải rẽ phải, thế là mở ra một tràng chửi rủa. “Câm cái miệng ngu của mày lại đi, khôn hồn thì nín trong xe tao. Mày thì hiểu được gì chứ, chỉ đường của một thằng vigile lại càng không.” Vừa thở hổn hển ông vừa lầm bầm, “Cái đám thất bại, đần độn, cả ba đứa, cả mẹ lẫn con, rồi thằng ngu đó nữa chứ…” - là tôi.
Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi, cả trước và sau đó, từng bị ngược đãi đến thế. Vấn đề là khi không được giải quyết triệt để thì sự bạo hành ấy sẽ để lại vết hằn khôn nguôi, khiến bạn tin rằng mình đáng bị như thế. Suốt một thời gian dài tôi đã tin những điều ông Claude nói với tôi ngày hôm đó là đúng. Nếu kháng cự lại, tôi sẽ luôn có cảm giác bị ông nhìn thấu và tìm ra mọi khiếm khuyết, mọi thất bại bất kể thực hư hay chưa xảy đến, không cách nào che đậy. Tôi là một đứa lắm lời, không biết phân biệt phải trái, một thằng đần và trên cả là một tên thất bại - điều mà tôi đã rất sợ từ khi đặt bút viết bài thơ đầu đời ở tuổi lên mười. Tôi viết về một nô lệ bỏ trốn biết rõ mình đã cùng đường, sớm muộn cũng sẽ bị bắt bởi gia đình chủ người Hy Lạp chắc chắn sẽ truy lùng. Đối diện Địa Trung Hải, y không biết nên rẽ phải hay rẽ trái. Y nhìn ra biển, nghĩ tới vợ con mình và muốn đầu thú, nhưng có gì đó cản y lại. Y đói, y cần cái ăn, dẫu biết sẽ chịu kết cục bi thảm nhưng chẳng thể quay đầu. Họ sẽ tìm ra y và giết y cho hả dạ. Bởi vậy cho nên y cứ trốn chạy mãi, không biết có gì phía trước đang đợi mình.
Tôi đã được chào mừng đến Ý Đại Lợi như thế đó.
[...]
7 notes
·
View notes
Text
⬆️ The Grimm Variations ep 2
⬇️ Blade Runner 2049
Cảnh này chắc là một pha gợi nhắc mang tính homage đến BR2049 nhỉ.
The Grimm Variation không có gì quá đặc sắc, cũng không tệ. Xem vài tập đầu thấy plot twist bình thường, chắc do đã được rào trước mỗi tập là một câu chuyện cổ Grimm biến tấu theo hướng hoàn toàn khác, đen tối hơn. Tập 1 thì Lọ Lem Psychopath, bà hoàng thảo mai. Tập 2 thì Cô bé quàng khăn đỏ đi săn sói... Làm nhớ đến manga Ludwig Kakumei của Kaori Yuki hồi trước.
Cơ mà thông điệp thì không có gì đọng lại mấy, ít nhất đến tập 3 thấy vậy. Xem vì dự án này Clamp bắt tay với Wit Studio và Netflix thiết kế nhân vật thôi. Phần nhân vật, trang phục thì đẹp thật. Mỗi tội chưa thấy khung hình original hay cảnh phim nào nào ấn tượng cả, dù rất chỉn chu. Để xem nốt đến cuối xem sao.
21 notes
·
View notes
Text
hôm qua mình bảo, gió như thế này mới giống mùa đông, mới có không khí giáng sinh cận kề.
đúng nha, nhà mình đã bắt đầu trang trí c��y thông, làm hang đá và tập múa/hát cho giáng sinh. lúc nào cũng thấy nô nức trong lòng. vào khoảng trưa mình sẽ thấy anh G. cùng đồng bọn của ảnh chăm chút cho cây thông siêu to khổng lồ được đặt trên đồi (mình đoán vậy)
nhưng gió bắt đầu rét rồi. mình nghĩ, ước gì mình được kể cho anh nghe những chuyện này thêm vài lần nữa. kể chuyện gió lớn và rét mướt lòng mình như thế nào, dù chân mình đã mang tất và cổ mình quấn kín khăn, nhưng gió vẫn lùa vào lạnh từng cơn. và mình đã nghĩ đến cảnh anh nhắc mình giữ ấm, rồi mình lại cái kiểu gắt gỏng bảo anh cũng thế, lo cho thân anh trước đi.
sáng nay Bắc bảo mình rét lắm, còn có mười mấy độ thôi. mình cũng bảo với bạn Quy Nhơn gió lớn và rét lắm. bạn bảo có hai mươi tư độ mà rét cái gì? rét với mình, được chưa.
nhưng bạn hài cốt quá, nhiều lúc mình tự nghĩ bạn chứa cái gì trong đầu thế? chứ người bình thường không ai nghĩ tới cỡ đó cả.
và bạn vẫn nhất quyết gọi mình là măng già (dù minh đoán bạn còn già hơn cả mình)
à, chị Miên vẫn checking lịch trình ăn uống của mình.
sáng nay mình bảo với Bắc là mình sẽ ăn cháo, nhưng đến cuối mình lại ăn bánh mì cô Hạnh. vừa gần vừa dễ mua, ăn nhanh còn ôn bài chiều thi (nhưng cuối cùng mình cũng chả ôn tập gì nhiều)
trưa mình ăn gà nướng mật ong và canh bầu, tối lại có thịt kho trứng, chả cá chiên và canh bí đỏ. mình mê bí đỏ lắm và mình phát hiện ra chị Truyền cũng có sở thích với bí đỏ như mình.
hôm nay ăn cơm có Huyền nữa. con nhỏ này có tiến bộ, ngày trước ăn cơm cùng mình nó sẽ gục cái mặt xuống bàn vừa nhai vừa bấm điện thoại. hôm nay không có như thế nữa, tập trung ăn cơm, không vừa ăn vừa xem điện thoại một cách tiêu cực như thế nữa. có một dạo mình với Huyền căng thẳng với nhau cũng vì chuyện ăn uống như này.
ban nãy Huyền lại mua cả mớ đồ ăn vặt sang, mình đang nghĩ coi con nhỏ này định nuôi mình thành heo hay bò. mình cũng đang nghĩ coi sinh nhật Huyền thì làm gì cho nó. Huyền chưa bao giờ yêu thích sự hiện diện của nó trên cõi đời này, và nó cũng chẳng tha thiết gì vào ngày hôm ấy. nhưng đã đi chơi và làm bạn với mình thì phải bắt buộc thích. không cãi, chắc hôm đấy đưa con nhỏ đi ăn đi uống rồi về thôi. cuối năm chơi ít thôi, còn thi cử nữa.
mình hôm nay ổn định lắm, tinh thần không tụt dốc. ăn ngon ngủ khỏe, nhưng ban chiều đi thi mình không làm được section cuối cùng, nghe như điếc vậy.
và tối nay mình sẽ xem lại một tập Sherlock cùng Huyền. mình mê quá nên coi trước không đợi nó, giờ xem cùng bạn lại tập phim ấy. đột nhiên lòng mình lại trỗi lên câu hỏi
tại sao lại là Sherlock? lâu lắm rồi mày có tha thiết gì dành thời gian cho phim ảnh và game gủng đâu?
mình sợ quá, sợ khi phải nói lỡ như những gì mình làm là tuyệt vọng tìm kiếm một điểm chung nào đó để gặp lại Đ thì sao? không. nhất định không được như thế.
mình phải ngăn cái suy nghĩ đó lại. mình tha thiết lại chuyện phim ảnh, game gủng, tiểu thuyết, ... mình không muốn tiêu tốn thời gian vô nghĩa mãi trên phở bò. nói bản thân bao biện cũng được, ít ra Đ đã khơi lại cái đốm lửa đã tàn trong lòng mình. coi như anh có công một ít, đã được khơi thì sống tiếp với sở thích này cũng không tệ, nhỉ?
cứ thế đi, tối nay lại được ngắm cái sự đẹp trai rong giao diện thời Victoria của Sherlock do Benedict Cumberbatch. trời ơi mình mê cái vai này điên lên được, đúng gout mình kinh khủng.
à kể chuyện chị Miên cái coi. bà ý chắc cạn phước lắm mới dính vào F4 tới cỡ đó. ba bữa nửa tháng quậy tưng bừng khói lửa, anh này tị nạnh anh kia. bọn đàn ông lạnh quá nên khùng hết rồi à? không phải của mình nhưng cứ tranh về mình mãi thế nhỉ?
Miên hỏi mình còn nhớ Đ à? mình nghĩ sẽ mất rất lâu để mình loại bỏ hoàn toàn hình bóng ấy trong trái tim mình. chắc lâu, quá lâu. hoặc có khi không phải thế, mai mình lại nổi cơn tam bành mắng chửi anh ta cũng nên. mình dở dở ương ương lắm. nhưng hy vọng là mình không sống như thế này lâu, nhanh nhanh có ai đó đến và ở lại trong lòng mình thêm đi. mình cũng muốn ở gọn trong lòng người khác, là được người ta đặt để chứ không phải thích thì chiếu bóng không thích thì bỏ qua như nhiều lần cũ.
dear Bắc, từ ngày chơi với bạn mình thấy mình không ổn xíu nào. bạn khùng ít thôi, mình đã tẻn tẻn mát mát còn gặp phải bạn nữa chắc viện tâm thần triệu tập mình sớm.
5 notes
·
View notes
Text
Brainrot
Gnb x tkyk (actor au)
“Thiếu chủ giỏi chạy”- Nhật kí quay phim của Tkyk đảng
(Như trên, brainrot rấc xàm, bựa)
Hồi ?- G/3nba và giấc mơ trắng
Mái tóc dài óng ả trên màn ảnh của Thiếu chủ đại nhân vừa lên sóng tập đầu đã làm náo loạn hết cộng đồng phim cổ trang. Mọi người tranh nhau soi là hậu trường phải gia công bao nhiêu phần tóc giả để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cho một mái tóc vừa dài, mềm rũ như dải lụa tằm kêu sa, mỗi khi mỹ nhân cất bước chân chạy, mái tóc giắt ngang màn ảnh, đen mun, như con dao bén ngọt khéo léo chia khung hình thật vừa mắt.
Tất cả những nghi hoặc mà thiên hạ bàn tán bỗng chưng hửng, khi thấy ở hậu trường hai đứa trẻ Tẩu nhược đảng gồm shizuku và ayako ngồi với nhau thắt tóc cho Tokiyuki
Mỹ nhân nhỏ tuổi, gia thế bí mật trong đoàn này phải được nuôi dạy như thế nào mà dưỡng ra được mái tóc dài, mượt hiếm có như vậy? Tokiyuki, nam diễn viên chính của bộ phim khiến cho giới điện ảnh xôn xao. Khi một cậu bé tay ngang lần đầu diễn xuất lại cast được vai một hoàng tử. Bé trai này đi casting là do Yorishige, nam thần điện ảnh (và nam thần kinh) dắt đi thăm thú đoàn phim, nói là cậu bé dễ thưn này là họ hàng của ổng. Mà nhìn thì thấy lời của Yori cũng gọi là đáng tin, thằng bé mắt hạnh, sáng ngời, khuôn mặt có nét thanh tú dịu dàng, có nét lanh lợi của trẻ nhỏ, nhưng cả người bé trai này có nét quý khí rõ hẳn ra.
Ngay từ khi thấy đứa cháu bí ẩn của nam thần kinh, đạo diễn quyết định cho cháu nó cast vai thái tử Houjou liền. Hiếm lắm mới có một tài năng nam sắc vượt trội, mà tính tình ngoan ngoãn, lanh lợi trẻ nhỏ nhưng không ngỗ nghịch, ý là không có tật xấu khó đỡ như cái tên Nam thần điện ảnh kia
“Cậu ta không diễn vai Houjou Tokiyuki, Cậu ta chính là Houjou Tokiyuki”- đó là lời của đạo diễn sau khi kết thúc chuỗi ngày tiếp nhận cả mấy ngàn hồ sơ casting và cuối cùng chọn ngay một người còn không có chủ đích đi cast
Mái tóc của nam chính Tokiyuki là chủ đích của đạo diễn đặt ra cho bộ phận tạo hình. “Cái răng cái tóc là gốc con người”- mỹ nhân đẹp người lẫn nết nhưng số phận lênh đênh lam nhan hoạ thuỷ như Thời Hạnh phải có tạo hình lay động lòng người, khiến cho ai nhìn thấy ngài trên màn ảnh thôi đã xao xuyến
Và mục tiêu đó đã thành công. Mái tóc dài óng ả ấy buông dài ra như dải lụa quấn quýt cõi lòng bất cứ ai lỡ thấy một khung cảnh Thời Hạnh chạy trốn- chiến đấu- chiến thắng.
Đối với đám trẻ Tẩu nhược đảng, hai đứa con gái shizuku, ayako rất thích “mượn” tóc của Tokiyuki để thắt một hơi thật dài, vì hai đứa chưa đứa nào nuôi được tóc dài như nó, mấy khi nào không hoạt động này kia thì mới dưỡng được tóc, mà mấy lúc đó cũng hiếm.
Thế còn đám con trai?
Kojirou thì cười hé hé bảo mấy brand dầu gội dầu xả mấy ngày nay đang nóng lòng tìm cậu lắm đấy Tokiyuki, đạo diễn với giám đốc đoàn mà không mạnh tay chặn hết thì cậu chắc bị người ta bứng khỏi phim trường rồi
Genba? Cái tên tiền bối đóng vai không ưa “công tử” và cũng không ưa “công tử” ngoài đời? Hắn có ghét dải tóc đen mượt lượn lờ duy mỹ trên từng thước phim không
Nó có.
Nó ghét đến nỗi mơ những đêm trắng, tay hắn đan vào mái tóc nhung lụa, để dải lụa đen tuỳ ý phủ lên hết gương mặt hắn thay cho cái khẩu trang nó mang đi làm mỗi ngày. Mùi thơm thoảng nhẹ, không rõ là hương bồ kết hay gì, mà có quan trọng nếu nó không biết? Mùi hương ấy sẽ tràn vào mũi, vào từng mao mạch bên trong mũi trào xuống phổi
Nó sẽ hít lấy, quện lấy không sót gì, lỗ mãng, vô lễ với chủ nhân cao quý
Ái ân thề nguyện hay ảo mộng bẽ bàng, khoái trá căng phồng
Vỡ tan
Trắng xoá
Tên Genba, với tuổi nghề cũng coi như là có bon chen trong cái giới lấy trọng lòng ta để mua vui lòng người, coi như cũng có biết này biết kia.
Nó cảm thấy may là nó có tạo hình lấc cấc xấc láo. Không chắc là nó phải đi làm đỹ đực ngay từ thuở còn thơ, như mấy thằng bất hạnh không gia thế mà dám bon chen, như nó vậy
Nhơ nhuốc làm sao.
Bí mật cả đời Genba- thạo nghề diễn
Hắn đã không hề Diễn- Khi thề nguyện “ám lấy” một Thái tử cao quý
6 notes
·
View notes
Text
chàng trai bất tử
gửi anh, chàng trai bất tử trong lòng em,
em mong những cơn gió mát lạnh của mùa hè sẽ mang phong thư này đến với anh,
anh biết không,
em thích cái vẻ đẹp tươi mới của vùng quê phía Bắc. bầu trời cao vút, trong xanh không một gợn mây. không khí trong lành, cuộc sống thì ấm êm thư thả. trong nhà vẫn còn phát ra tiếng nhạc cổ từ băng cát sét cũ. trên bậu cửa sổ vẫn còn bám chút bụi. cả căn nhà được làm từ gỗ hương, thoảng thơm lạ kì. những luống hoa dại xinh đẹp rực rỡ sắc màu mọc đầy vườn đôi chân trần của em nhẹ nhàng bước đi trên cánh đồng cỏ tươi mát. nhẹ nhàng đặt lưng xuống cái ghế đã cũ, nhìn về phía bầu trời xa ấy, em dần dần chìm vào kí ức, em nhớ lại cái khoảng thời gian anh còn ở đây, ở bên cạnh em, ngày nào cũng cho em tựa vai và dùng cái chất giọng trầm ấm của anh kể cho em nghe những điều thú vị về miền Tây Bắc nước Nga, nơi có những đêm tháng sáu sáng hồng rực rỡ, hay những hầm rượu vang cay nồng được chưng cất trong nhiều năm. chiếc áo khoác lông cừu của anh, em vẫn giữ bên mình, tại trên cái áo đó vẫn còn vương mùi hương quen thuộc. cái mùi nho lạnh ấy, nó vẫn luôn làm dịu mát tâm hồn em anh ạ. em vẫn nhớ những lần chúng ta đứng bên bàn bếp, cùng nhau học cách làm bánh Pavlova béo ngậy, anh đọc sách hướng dẫn, em luống cuống làm theo lời anh, nhớ lại những lần đó, em không khỏi rơi nước mắt. lại còn gì nữa nhỉ, anh có một cuốn sổ bọc da màu nâu, cái mà anh đã lén lấy mấy cái sticker em mua về để trang trí ấy, trong đó toàn là những nơi trên thế giới mà chúng ta đã đặt chân đến, anh và em đi cùng nhau bằng tiền cả hai cùng cố gắng làm ra. nào là chiêm ngưỡng cực quang phương Bắc đầy huyền ảo xuất hiện chớp nhoáng, và cánh đồng muối Salar de Uyuni trải dài vô tận như chạm đến cả bầu trời mây hồng. mỗi lúc nhớ anh, em vẫn còn giữ cái thẻ nhớ chứa mấy cái đoạn video anh quay em mỗi lần đi du lịch ấy. từng lời nói của anh, hay anh gọi em quay đầu lại và cười lên để anh chụp ảnh. rồi anh và em chỉ ngồi đó thôi, trên cái lan can sắt màu trắng ấy, giữa buổi trưa hè vàng rực óng ánh. anh cứ như quyển bách khoa toàn thư ấy. trước những câu hỏi ngô nghê của em mỗi khi gặp điều mới, anh chỉ khẽ cười rồi chỉ cho em. những video đó em thấy không cần kĩ xảo CGI xịn xò như trong phim của MCU, cũng chẳng cần đầu tư tiền tấn như phim Hollywood, và càng không phải kéo dài suốt tám ngàn tập phim như cô dâu tám tuổi, nhưng nó vẫn là số một trong lòng em nhưng nó lắng đọng tình yêu của tụi mình, rất trong sáng và ngây ngô.
em thật sự, thật sự rất rất nhớ anh.
em muốn anh về. nhưng có vẻ không được rồi nhỉ ?
người yêu anh.
3 notes
·
View notes
Text
Lọ Lem của ACA là một vở kịch hay ho. Nó vượt xa kỳ vọng của mình. Mình thích nó.
Miêu tả ngắn gọn thì vở kịch là một cuộc đi cảnh.
Để nói dài hơn một chút thì "Ơn trời, tôi vẫn còn khả năng tưởng tượng"
đối với mình, kịch là nghệ thuật ước lệ. nó không nhất thiết phải dàn dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng, cụ thể, nếu cần những thứ rõ ràng như thế thì xem phim mẹ nó đi, chứ xem kịch làm cái gì cho nhọc đầu. và Lọ Lem đã làm rất tốt trong việc thể hiện tính ước lệ của kịch, từ cách dàn dựng không gian mở, tới cách biểu đạt của diễn viên.
mình thích đến phát điên ý tưởng về nhân vật người dẫn chuyện. cứ mỗi khi đèn xanh đưa lên, cả 5 diễn viên lại uốn éo, thì thào kể chuyện, và mình tự đặt tên cho nhân vật dẫn chuyện là "giọng nói". đó không phải là 1 cá thể đặc định, nó giới thiệu nó là 1 thực thể cổ xưa, xưa tới độ hình hài giờ chỉ nhẹ tựa cái lông, xưa tới độ không còn giọng nói, chỉ có thể thể hiện bằng cử chỉ và những âm thanh rít gào. nhưng nó là người dẫn chuyện mà, nó vẫn đang nói đó thôi? nó bảo mọi người sẽ nghe được nếu có một trí tưởng tượng. à há, vậy là tất cả vở kịch có thể đều từ trí tưởng tượng của bản thân ta mà thôi. chính ta cũng là một phần của vở kịch, với nhiệm vụ tự lấp đầy những khoảng trống ước lệ.
câu chuyện Lọ Lem thì ai cũng đều thuộc cả, ai cũng biết sẽ cần có Lọ Lem, hoàng tử, bà tiên, mẹ kế cùng 2 cô con gái, vở Lọ Lem ở đây cũng vậy, cũng có những nhân vật như thế, nhưng mà nó lại khác lắm. mình thấy ở đó là câu chuyện về những đứa con mất mẹ không muốn đối mặt với sự thật mất mát, những người đàn ông góa vợ muốn chuyển sang trang đời mới, và những người phụ nữ đang phát điên vì sự kìm kẹp của hiện tại.
mình rất rất thích câu chuyện về 2 người phụ nữ điên. ở đây ta có người mẹ kế lúc nào cũng gào thét điên cuồng giận dữ tìm cách áp chế 2 đứa con đại diện cho nhục dục và bạo lực, và bà tiên - một con người bất tử, đã chẳng còn nhớ chính xác tuổi của mình là 874 cộng trừ bao nhiêu nữa, đã chơi quá đủ rồi, chẳng bao giờ còn được rung động vì những "cái lần đầu tiên" vì đã làm hết mẹ rồi, chẳng còn gì mới mẻ, có khả năng làm phép nhưng lại chẳng muốn làm bởi vì thế thì đơn giản quá, chán chết, phải làm những thứ lao lực một tí, thất bại một tí thì khi thành công mới có được cảm giác sướng run người.
vở kịch là một bữa tiệc ồn ào, sống động, nhiệt huyết, điên cuồng, giằng xé. và để có được sự thành công đó, tất cả là nhờ vào sự tận lực của diễn viên. các bạn trẻ diễn bằng tất cả sức lực, sự điên dại và thuần khiết. nhưng cũng vì quá thuần khiết nên có những lúc thành ra ồn ào, mệt mỏi. mình thực sự thương cho cái dây thanh quản của em gái đóng vai mẹ kế và em giai đóng vai bà tiên. cảm tưởng 2 em sắp nổ tung đến nơi rồi ấy. nếu có thể tiết chế lại một chút thì sẽ ổn hơn.
ngoài ra, phải dành một lời khen to bự cho âm nhạc. quá xuất sắc. đặc biệt là bài hát lúc 2 đứa trẻ chào nhau. khi những giai điệu của "Trái đất tròn" vang lên, mình đã khe khẽ hát theo "Ngày xưa quả đất hình tròn. Ngày nay quả đất vẫn tròn đấy thôi. Kiếp người xưa cũng như nay. Cuối đời nằm đất, chào đời nằm nôi."
chậc, viết được tới đây liền chả muốn viết gì nữa, chỉ muốn ngồi nghe lại nhạc của Quái vật tí hon, thế nên là thôi, kết bài.
Lọ Lem của ACA là một vở kịch rất rất đáng xem.
3 notes
·
View notes
Text
Du lịch Trung Quốc nên đi đâu? Top 5 nơi nên đi tại Trung Quốc.
Du lịch Trung Quốc nên đi đâu là câu hỏi của rất nhiều bạn đã liên hệ Cheap Tour với mong muốn được giải đáp. Có lẽ bạn biết Trung Quốc có rất nhiều địa điểm tham quan đặc sắc, lễ hội, ẩm thực và các hoạt động đầy hấp dẫn. Vì vậy hãy theo Cheap Tour ,chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm những địa điểm tại Trung Quốc mà bạn nên đi với 3 tiêu chí an toàn, chất lượng, gi�� rẻ nhé!
1. Du Lịch Trung Quốc nên đi đâu?
Trung quốc là một đất nước có nhiều lễ hội, tập tục tập quán khá giống với chúng ta. Bí ẩn bên trong những di tích lịch sử ở nơi đây cực kì độc đáo. Nơi đây có nhất nhiều loại ẩm thực và khu vui chơi rất đa dạng. Để nói thì thật sự Trung Quốc là một trong những nơi mà chúng ta nên đi du lịch nhất. Vì điều đó mà quốc gia này hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch Trung Quốc. Tôi nghĩ để giải đáp thắc mắc “Du Lịch Trung Quốc nên đi đâu ?” bạn nên cùng chúng tôi tham khảo một số địa điểm bạn nên đi tại Trung Quốc.
2. Địa điểm bạn nên đi tại Trung Quốc.
2.1. Tử Cấm Thành Bắc Kinh.
Nếu bạn là “fan” của các bộ phim cổ trang và phim kiếm hiệp của Trung Quốc thì tôi nghĩ bạn sẽ mong được một lần đến Tử Cấm Thành để tận mắt nhìn thấy được vẻ đẹp của nơi này. Tử Cấm Thành là một nơi ở của 24 nhà vua thời nhà Minh và thời nhà Thanh. Tử Cấm Thành cũng được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”, đến Tử Cấm Thành du lịch Trung Quốc chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về vẻ đẹp và về lịch sử các đời vua từng sống ở nơi đây, và bạn đừng quên check-in để lưu trữ kỉ niệm tại đây nhé!
2.2. Disneyland Hồng Kông
Disneyland Hong Kong là một mô hình công viên giải trí giống xứ sở “Disney của Hoa Kỳ”. Đây là địa điểm du lịch dành cho trẻ em và bạn trẻ. Đặc biệt ở đây có khu vực dành cho người lớn tuổi. Tại Disneyland Hong Kong có một số trò chơi dành cho bạn như: vùng đất tương lai, trò chơi ếch nhảy, vòng quay xích đu, trò chơi ếch nhảy, tàu lượn và khu vui chơi mô phỏng rất nhiều bộ phim hoạt hình,…
2.3. Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành có độ dài khoảng 6000km, Vạn Lý Trường là một trong bảy kỳ quan Thế giới và đã được UNESCO công nhận là ” Di sản Văn hóa Thế giới”. Nơi này có cảnh vật cây cối, thiên nhiên rất hùng vĩ.
2.4. Thung lũng Shangrila xanh mát
Thung lũng Shangrila xanh mát được nằm ở Tây Bắc tỉnh Vân Nam được đón nhận với sự ưu ái của thiên nhiên, thung lũng Shangrila được bao bọc bởi cảnh quan tự nhiên đầy sự xinh đẹp giữa núi và hồ trong xanh. Nơi này có vị trí đắc địa toàn cây xanh do đó thời tiết ở nơi đây rất mát mẻ và dễ chịu, không khí trong lành sẽ giúp cho tâm hồn bạn thư thái, bình yên mỗi khi đặt chân đến thung lũng Shangrila.
2.5. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
với sự ưu ái của thiên nhiên, thung lũng Shangrila được bao bọc bởi cảnh quan tự nhiên đầy sự xinh đẹp giữa núi và hồ trong xanh. Nơi này có vị trí đắc địa toàn cây xanh do đó thời tiết ở nơi đây rất mát mẻ và dễ chịu, không khí trong lành sẽ giúp cho tâm hồn bạn thư thái, bình yên mỗi khi đặt chân đến thung lũng Shangrila. Đây là có lẽ là địa điểm tuyệt nhất cho những ai muốn đi “Chữa lành”, bỏ những bộn bề trong cuộc sống thả mình cho thiên nhiên.
3. Kết Luận
Đó là những bí mật mà Cheap Tour muốn cung cấp cho bạn về “Du lịch Trung Quốc nên đi đâu ” và “Top 5 nơi nên đi tại Trung Quốc”.
Xem thêm: Tại Đây
Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp cho bạn lựa chọn ra địa điểm đi du lịch mang lại sự vui vẻ và an toàn nhé. Hẹn gặp lại bạn vào bài viết lần sau. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để cập nhật những nơi du lịch mới nhất!
4 notes
·
View notes
Text
Giới thiệu nội dung : Tình cảm hiện đại
Tác giả : Cảnh Qua (Hoàn chính văn)
Dịch giả : Vũ Thu Hoài
Vắn tắt : Tới cuối cùng, anh cũng chịu khuất phục bông hồng của chính mình.
Chủ đề : Con người và thiên nhiên chung sống hài hòa.
Văn án :
Trong rừng mưa nhiệt đới sâu hun hút, mùa mưa liên miên kéo dài khiến tiến độ quay phim bị đình trệ.
Tống Úc bồn chồn bước tới bờ sông, không hề né tránh mà nhìn chằm chặp vào người đàn ông anh tuấn dưới dòng nước. Cô nhướng mày, thổi nhẹ một tiếng còi, mô phỏng giai điệu tán tỉnh của các bộ lạc bản địa. Người đàn ông nheo mắt, bàn tay to lớn nắm lấy phần mắt cá chân của cô kéo xuống nước
Họ vứt bỏ nền văn minh đô thị ở phía sau, chỉ còn thừa lại những ham muốn nguyên thủy nhất. Sau khi quay xong phim, Tống Úc bỏ lại những điều hoang đường về người đàn ông ấy ở sau lưng, quay trở lại đô thị văn minh.
-
1 năm sau, Tống Úc theo đoàn thám hiểu khoa học đến Bắc Cực khảo sát phong cảnh
Bùi Chỉ, đội trưởng đội thám hiểm – giáo như nhân loại học, giỏi về nghiên cứu các nền văn hóa khác nhau và cách hòa nhập của các nhóm dân tộc.
Tính cách anh lạnh nhạt lãnh đạm, đặc biệt còn cực kì không vừa mắt Tống Úc
Khi dải băng dạt vào đất liền, Tống Úc mệt tới nỗi ngồi bệt xuống đất không đi tiếp được
“Không được để bất cứ loại rác nào xuất hiên, càng không được phép để nó dạt vào sông băng.” – Bùi Chỉ lạnh nhạt nói
Tống Úc nghe ra lời mỉa mai của anh, cười nhẹ : “Tôi là loại rác nào nhỉ? Đội trưởng Bùi, giúp tôi phân loại đi.”
Đôi mắt của Bùi Chỉ đen kịt lại, nghĩ lại dáng vẻ xốc xếch của người phụ nữ trong rừng sâu, giống như hiện tại vậy. Giọng anh lạnh lùng : “Loại rác thải bừa bãi cần vứt bỏ.”
-
Một trận bão tuyết ập tới, khiến đoàn thám hiểm không kịp trở tay, Bùi Chỉ quay lại với dáng vẻ mệt nhoài. Tống Úc nhẹ nhàng vuốt ve vết thương trên xương mày của anh : “Đau không?”
Đầu ngón tay của người phụ nữ ấm nóng mềm mịn, hơi thở của Bùi Chỉ đột nhiên ngưng trệ, màu mắt trong đồng tử dần tối lại.
Đêm vùng cực, không thể phân định rõ ngày đêm
Trong cabin nhỏ chật hẹp, bầu không khí vừa ấm nóng vừa ẩm ư���t. Tống Úc chợt hiểu ra thế nào mới gọi là đau đớn, lúc sống lúc chết. Còn Bùi Chỉ thì đang nghĩ, nếu như anh có chút khí phách, cũng sẽ không tới nỗi chiếm đoạt cơ thể người con gái ấy tới hai lần.
Chương 1 : Lần đầu gặp mặt
Những mũi tên bắn xuyên qua khung cửa, kèm theo đó là tiếng kêu la của phụ nữ, phần trang trí làm bằng lông chim ưng trên mũi tên đang không ngừng đong đưa. Ngoài khung nhà gỗ, đầy rẫy những tiếng phẫn nộ của người Anh-điêng (¹), họ đang nói loại ngôn ngữ bộ lạc mà người khác không thể nào nghe hiểu. Trong rừng nhiệt đới đen kịt có thể nhìn thấy ánh lửa thấp thoáng, dường như bất cứ lúc nào cũng có thể dùng một mồi lửa thiêu sống tất cả thành viên đoàn phim.
Tống Úc dựa vào góc tường, ánh mắt run run, mũi tên đang bắn loạn trên bức tường cách cô không xa, xung quanh ánh sáng lờ mờ khiến cho khuôn mặt nghiêng góc của cô càng chìm trong bóng tối, nhìn không rõ biểu cảm. Trong nhà lán không khí ngột ngạt, luôn luôn có tiếng thì thầm lọt vào tai.
“Cái đám Anh-điêng này bị điên đúng không? Có cần phải khoa trương tới mức đó không?”
“Anh nghĩ sao. Trước kia tôi nghe người dẫn đường nói, nông trại bỏ hoang mà chúng ta đang ở, chủ nông trại đã bị đám người Anh-điêng này cắt cổ chết đấy.”
Diễn viên đóng chính Trần Gia không ngừng run rẩy, mếu máo nói : “Thật hay giả đấy, Triệu Hâm Hâm, cô đừng có dọa tôi.”
Tống Úc cau mày, cô nâng mí mắt, lạnh nhạt nhìn sang Triệu Hâm Hâm. Đã lúc nào rồi mà còn lắm mồm những chuyện không đâu.
Triệu Hâm Hâm cảm nhận được áp lực từ bốn phía, co rụt cổ lại, “Giả đấy mà, người dẫn đường không muốn chúng ta gây chuyện với người Anh-điêng nên cố ý dựng chuyện thôi.”
Dẫu sao cũng là một nền văn minh hoàn toàn khác, hoang dã mà nguy hiểm, không thể dùng kinh nghiệm xã hội hiện đại để phán đoán, nếu không cần phải tiếp xúc thì tốt nhất là không tiếp xúc.
Trần Gia không tin, ngược lại lại càng sợ hãi, “Nếu như là giả, vậy tại sao người dẫn đường lại một mình chạy trốn?”
“….” Tống Úc giơ tay lên, cổ tay trắng muốt che đi đôi mắt, hít sâu một hơi, lại chậm rãi thở ra.
Cô đi tới bên Trần Gia, nhẹ giọng vỗ về : “Không sao đâu.”
Giọng nói của người con gái ấm áp, giống như tiếng đàn vĩ cầm, nhẹ nhàng lành lạnh, cũng có lẽ là bởi vì do đêm tối, lại như đem theo chút nhỏ bé.
Trần Gia bắt kịp ánh mắt cô, mắt cô trong suốt như pha lê, giống như nước trong giếng cổ không gợn sóng, làm yên lòng người.
Nhà lợp mà họ ở có diện tích không lớn, do cây cọ khô vây thành một hình vuông, áng chừng 7-8 m2, trong nhà lợp chen chúc rất nhiều người, tất cả thành viên tổ phim ở chung trong đó.
Giữa ngọn lửa cháy, có người đàn ông nằm trên chiếc ghế được đan bằng dương xỉ, khiến cho không gian đã nhỏ hẹp lại càng chật chội hơn.
Anh ta có tướng mạo giống người Mông Cổ, cơ thể vạm vỡ cường tráng, là diễn viên mà tổ làm phim đặc biệt mời tới để diễn vai người Anh-điêng, sau khi thay trang phục của người bản địa, gần như là giống y như đúc. Bởi vì tướng mạo của người Anh-điêng có nét tương đồng với người Á châu.
Bắp chân và phần hông của anh ta bị mũi tên làm bị thương, mùi máu tanh nồng nặc sộc lên trong không khí.
Mặt anh ta nhăn lại thành một nhúm, không ngừng phát ra tiếng rên rỉ, khiến bầu không khí đang căng thẳng càng trở nên nghẹt thở.
Tống Úc nghe mà lòng bực bội, trong lòng đè nén ngọn lửa giận, cô rút mạnh mũi tên đang cắm trong lán lợp khô gần đó.
Rất khó để tưởng tượng ra nếu không dựa vào kim loại, người Anh-điêng có thể chế tạo ra một thứ có tính sát thương cao từ gỗ như vậy.
Cô nắm chặt mũi tên, ngón trỏ vuốt lên đầu nhọn của mũi, sau đó vứt thẳng mũi tên vào khóm lửa gần đó. Những chấm nhỏ li ti bắn ra rồi tóe lên khuôn mặt của người đàn ông, anh ta bị làm cho giật mình, hét lên : “Ai da..”
“Ồn ào quá đấy.” - Tống Úc đáp
Giọng điệu lạnh lùng, câu chữ dõng dạc rõ nét, nhưng lại đem theo một áp lực vô hình.
“….” Bố Nhất Cổ Đức lập tức im bặt, nâng mắt lên nhìn xuống người phụ nữ, không tự chủ mà cảm thấy căng thẳng.
Tướng mạo của Tống Úc rất đẹp, ngũ quan tinh xảo, đặc biệt là đôi mắt ấy, góc mắt hướng lên, toát ra vẻ quyến rũ lại phong tình.
Rõ ràng cô chỉ mặc một chiếc áo sơ mi rộng rãi, bên dưới thân là quần jeans đơn giản, nhưng nghiễm nhiên vẫn không che đi được khí chất toát ra từ sâu thẳm trong cốt tủy.
Bố Nhất Cổ Đức ngơ ngẩn nhìn ngắm.
Anh ta nuốt khan, nhếch đôi môi khô, khó khăn giơ tay cầm chiếc cốc tráng men bên cạnh lên.
“Hướng dẫn Tống, tôi đây có được xem là tai nạn lao động không? Được bồi thường không?”
Không đợi Tống Úc trả lời, Triệu Hâm Hâm ngồi bên cạnh đá bay đi chiếc cốc mà anh ta định cầm vào.
“Đền cái rắm, mẹ nhà anh, đáng đời lắm!”
Triệu Hâm Hâm càng nghĩ càng tức, cuối cùng không nhịn được mà mắng chửi “Nếu như đếch phải anh không tự trọng mà làm ra chuyện đó với người phụ nữ Anh-điêng ấy, chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh thế này à?”
“Bây giờ người dẫn đường chạy trốn rồi, kêu trời không thấu gọi đất không linh.” Triệu Hâm Hâm vứt khẩu súng trong tay xuống, phát tiết : “Thật sự là gặp ma mà.”
Khẩu súng cũ kĩ rơi xuống đất, phát ra tiếng đáp nặng nề. Những người khác trầm mặc không đáp, bầu không khí phảng phất ngưng trệ. Tống Úc mím môi, cong lưng nhặt súng lên.
Khẩu súng dài nửa mét, hơi nặng, cô vuốt ve khẩu súng : “Cũng tạm, ít nhất là còn chừa cho ta một khẩu súng.”
Ngược lại là nhờ có khẩu súng này, bằng cách ấy cảnh cáo người Anh-điêng ngoài kia, họ mới không dám lại gần mà chỉ dám dùng tiễn do thám.
Tống Úc cầm theo súng đi tới bên cửa.
Cô chĩa súng vào màn đêm đen kịt bên ngoài, bóp cò, trong rừng mưa nhiệt đới yên tĩnh phát ra một tiếng súng nổ, dường như là một tiếng sấm rền vang.
Một mũi tên trả một viên đạn.
Lực giật rung mạnh khiến lòng bàn tay cô tê dần. Trong không khí phát ra mùi thuốc súng nồng đậm.
Người hướng dẫn mà tổ phim mời về là người châu âu, có thể nói tiếng bộ lạc địa phương, có cha là giáo sĩ đạo cơ đốc, thường dẫn anh ta tới các bộ lạc địa phương, nỗ lực dẫn dụ họ gia nhập vào nền văn minh hiện đại. Tống Úc thường hay thông qua người dẫn đường để trao đổi đồ vật với người Anh-điêng, dùng đó để làm đạo cụ quay phim, nhưng chưa hề trực tiếp tiếp xúc với những người Anh-điêng ấy.
Địa điểm quay phim nằm ở miền Trung Brazil, gần trung tâm lưu vực rừng nhiệt đới Amazon, về cơ bản thì không có vết tích của nền văn minh hiện đại, nếu muốn tới thành trấn gần nơi đóng quân nhất thì phải dùng tới máy bay loại nhỏ.. Nơi đóng quân được dựng tại một nông trường bỏ hoang, trước kia khi đạo diễn tới đó, bên cạnh vẫn chưa có bộ lạc, bộ lạc này mới di chuyển tới đây không lâu, chỉ cách trang trại một mảnh rừng rậm nhỏ.
Khi người Anh-điêng tấn công nông trại, Tống Úc chỉ kịp tập trung tất cả mọi người lại với nhau, thiết bị vô tuyến hay những vật dụng khác đều bị bỏ ở ngoài, không có cách nào cầu cứu sự trợ giúp từ bên ngoài.
Cô nghiêng người nhìn ra bên ngoài, bầu trời tối đen như mực giống như một sinh vật khổng lồ, mà ánh lửa đang bập bùng chính là nanh vuốt của nó.
Hai bên đang ở thế giằng co.
Đám thổ dân bên ngoài đã bắt đầu châm giàn thiêu, đám đàn ông đang bắt đầu lột da một con khỉ, con khỉ này có lẽ là bữa tối của bọn họ.
Khỉ là loài vật có sự tương đồng với con người nhiều nhất.
Tống Úc chớp mắt hai cái, thu lại tầm nhìn “Đợi trời sáng, chúng ta sẽ tản cư.”
Cô nhìn qua đồng hồ, đã rạng sáng, sớm đã có người thầm che miệng ngáp, ai ai cũng khó giấu được vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt.
“Hâm Hâm, cô sắp xếp một chút đi, mọi người thay phiên nhau trực ca, tất cả cùng thức cũng vô dụng.” Tống Úc đáp.
Triệu Hâm Hâm gật gật đầu, phủi phủi hai tay, bắt đầu sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy.
Tống Úc không tham gia vào quá trình sắp xếp ấy, nhưng vô hình chung cô nổi bật là trụ cột của cả đoàn, tất cả đều theo sự chỉ đạo của cô mà tiến hành.
-
Đêm càng tối hơn, hầu hết mọi người đều đã chìm vào giấc ngủ. Tống Úc dựa vào cánh cửa của nhà lợp lá, mắt dán chặt vào những đốm lửa li ti ngoài kia, chân mày vô thức cau chặt lại, không biết đang nghĩ gì.
Triệu Hâm Hâm không sắp xếp cho cô canh chừng, nhưng cô lại canh chừng toàn bộ quá trình. Trái lại là Triệu Hâm Hâm trực ban thì mí mắt bắt đầu đánh nhau liên hồi, không trụ được mà ngã vật xuống. Tống Úc rút khẩu súng trong tay ra, đầu ngón tay nhẹ nhàng cọ sát, kết cấu của báng súng có phần thô sơ và sần sùi.
Ngày và đêm trong rừng mưa nhiệt đới có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, nhiệt độ buổi tối trở nên cực kì thấp, lò sưởi ở giữa nhà lán đang dần tắt.
Không khí mang theo hơi ẩm lành lạnh, cái lạnh giá thấu tới tận tim phổi. Động tình ở phía bên ngoài của người Anh-điêng cũng yên ắng như ngọn lửa đang lụi dần ấy, trở nên tĩnh lặng vô cùng. Cơn buồn ngủ ập tới, Tống Úc không nhịn được mà ngáp hai cái. Đột nhiên, trong sự tĩnh lặng ấy truyền tới tiếng bước chân ngoài nhà lán lợp. Có đôi ủng da đang bước từng bước nặng nề trên bục gỗ, Từng bước từng bước, có khắc lơ đễnh như đang bước vào trong tim cô. Có một khắc Tống Úc cảm thấy căng thẳng, cô nén tiếng thở, nhắm chuẩn khẩu súng ra phía bên ngoài, ngón tay cách cò súng rất gần.
Những bước chân có trật tự và chậm rãi, càng ngày càng gần, cuối cùng là dừng lại. Ngón tay của cô cũng vừa hay nhắm chuẩn cò súng. Bị lực tác động từ bên ngoài, cánh cửa gỗ phát ra tiếng “cọt kẹt”, Ánh sáng lờ mờ từ bên trong hắt lên người đứng ngoài cửa. Thân hình của người đàn ông rắn rỏi, tóc đen, ngũ quan sâu, từ người tỏa ra khí chất lạnh lẽo. Tống Úc ngẩng đầu lên, mặt đối mặt với anh ta.
Bầu trời tối vô biên, còn mắt của người đàn ông thì sáng rực như chim ưng. Cô bị hoảng loạn trong vô thức, ngón tay không chịu lực khống chế mà bóp cò.
“Pằng----“
(¹) Các dân tộc bản địa châu Mỹ (thổ dân châu Mỹ hay người Anh-điêng, ở Việt Nam còn gọi là người da đỏ để chỉ dân bản địa ở Hoa Kỳ mà bắt nguồn từ danh từ tiếng Anh "redskin" dù màu da của họ không thực sự đỏ) là các nhóm cư dân tiên khởi của Mỹ châu lục địa trước khi người châu Âu khám phá ra đại lục này vào cuối thế kỷ 15 (được gọi là thời kỳ tiền Colombo).
22 notes
·
View notes
Text
Karen Gillan, người đẹp "Guardians Of The Galaxy", diện váy cut-out của Công Trí tại buổi ra mắt phim ở Mỹ. Hôm 7/5, trên trang cá nhân, Karen chia sẻ ảnh ngồi trong xe hơi, tới buổi chiếu Guardians Of The Galaxy Vol. 3, tại Florida. Ngôi sao 35 tuổi toát lên vẻ gợi cảm trong chiếc váy lụa đen cổ đổ, cắt xẻ đùi. Karen Gillan diện đầm Công Trí tại buổi chiếu ở Florida, hôm 2/5. Ảnh: Disney Bộ đầm thuộc bộ sưu tập Cuộc hẹn rực rỡ của Công Trí ra mắt hồi tháng 11/2022, được làm từ lụa faille và xử lý bằng kỹ thuật cut-out, đắp vải trong suốt ở eo. Trang phục đi kèm găng tay dài quá khổ, đồng điệu váy và đôi bông tay bạc nhỏ xinh. Mỹ nhân Marvel chọn trang điểm tông nude với son hồng tự nhiên để tôn trọn thiết kế.Êkíp diễn viên liên hệ với Công Trí cách đây vài tuần để chuẩn bị trang phục cho các hoạt động quảng bá phim trong tháng này. Theo nhà thiết kế, Karen cảm thấy ưng ý khi ướm vào người bởi mọi đường may được tinh chỉnh, ôm cơ thể song vẫn tạo cảm giác thoải mái.Karen Gillan sinh năm 1987 ở Scotland. Năm 22 tuổi, cô nổi tiếng với vai Amy Ponds trong series phim truyền hình Doctor Who của đài BBC (Anh). Người đẹp được yêu mến nhờ diễn xuất tự nhiên, linh hoạt. Năm 2014, cô trở nên nổi tiếng khi vào vai Nebula, người máy, con gái nuôi của ác nhân Thanos trong Guardians of the Galaxy thuộc vũ trụ điện ảnh Marvel. Để vào vai này, người đẹp phải cạo trọc đầu, hóa trang trong ba giờ. Các sao ở buổi ra mắt 'Guardians Of The Galaxy' Các sao ở buổi ra mắt 'Guardians Of The Galaxy' Vol 3 hôm 5/5. Video: Marvel Công Trí sinh năm 1978 tại Đà Nẵng, hiện là ủy viên của Hiệp hội Thời trang châu Á. Thành lập thương hiệu từ năm 2009, anh ngày càng khẳng định tên tuổi ở làng mốt quốc tế khi được nhiều ngôi sao hạng A lựa chọn, như Adele, Hayley Atwell, Beyoncé, Miley Cyrus, Jennifer Lopez, Charlize Theron, Dakota Johnson, Rosé (Blackpink), Katy Perry, Rihanna, Zendaya, Camila Cabello. Bộ sưu tập Cuộc hẹn rực rỡ giới thiệu trên Vogue Mỹ được ví như một dấu mốc, giúp nhà thiết kế tiến xa trong nền công nghiệp thời trang.Ý Ly
11 notes
·
View notes
Text
Tự dưng hôm nay nghỉ trưa lướt Ytb thấy bộ phim thiên mệnh anh hùng cổ trang của VN mấy năm trước
Công nhận kỹ sảo và trang phục bối cảnh đỉnh cao
Lại nhớ drama rầm rộ chê bai phim cổ trang
Lần này thì tết ở địa ngục vì ko nghèo rách rưới như họ tưởng tượng
Cứ hễ thời phong kiến là họ mặc định phải đói khổ, cũng như đăng những cụ quan chức thời Nguyễn cũng phải thêm câu thời ăn khoai sắn
Âu cũng là do lịch sử méo mó quá đáng
Rồi dẫn tới tranh cải rồi đâm ra chuyện vùng miền
Cũng bởi phía ngoài thấm nhuần lịch sử tuyên truyền+ thêm phim ảnh ko như Nam Bộ những bộ phim ko phải lịch sử nhưng về những thời kì trước nhiều hơn và nhìn ổn thoả hơn cho nên cái nhìn nhận khác xa
Cũng vì nước ta có thời gian bài phong diệt đế, nên các mẫu chuyện lịch sử truyền miệng đầy ác ôn ăn xâu đến tận bây giờ
Cũng vì xh bây giờ bị truyền thông dắt mũi nắm tay , đại đa số đều đợi 1 tin sốc từ một cái ảnh ghi vài dòng rồi bâu vào chưởi bới chê bai
Đến bây giờ thì đã hiểu tại sao người ta cấm những bộ phim truyền hình đình đám 1 thời như " miền đất phúc" " ngọn nến hoàng cung" ... chỉ vì nó có các yếu tố lịch sử rỏ ràng đi ngược lại những gì báo chí tuyên truyền thời bấy giờ
Thiết nghĩ - nên học TQ cũng đơn giản cái gì chúng ta cũng phụ thuộc họ , đến chuyện phát triển mô hình kinh tế hay quản lý người dân thời hiện đại cũng gửi cán bộ qua đó đào tạo, nhưng lại ko học những thứ như : họ phục hưng văn hoá và nghệ thuật đặc biệt là phim ảnh hoặc âm nhạc ... , cũng giống như phong trào cổ phục vậy vì xem tiktok tq có nhiều trend này nên VN mình mới bắt đầu học theo rầm rộ, nó là 1 cái hay đáng phải giữ gìn
2 notes
·
View notes
Text
Những hình ảnh cuối cùng trước khi qua đời của Song Jae Rim
Những hình ảnh cuối cùng trước khi qua đời của Song Jae Rim Ngay lúc này, cả làng giải trí đang bàng hoàng trước thông tin nam diễn viên Song Jae Rim qua đời. Anh là một gương mặt khá quen thuộc tại làng giải trí Hàn Quốc, góp mặt trong nhiều dự án phim đình đám, trong đó bao gồm bộ phim cổ trang đình đám “Hoàng hậu Woo” mới chiếu cách đây không lâu. Ở bộ phim này, Song Jae Rim đảm nhận vai Go…
0 notes
Text
Xạ thủ Tai Chi: Khiếu chiến với bậc thầy võ lâm#Phim võ thuật#Thời trang cổ điển
魔功高手自以為天下無敵囂張挑釁,怎料鄉野小子使出失傳已經的太極神功,一招將其斬殺!#武侠剧#古装 #chinesedrama 华语精彩剧场#中华电视剧#古装#武侠#武侠剧#玄幻剧#古装电视剧#仙界#中国电视剧#最新电视剧电影名称:[太极宗师之太极门]… Your browser does not support HTML video. 魔功高手自以為天下無敵囂張挑釁,怎料鄉野小子使出失傳已經的太極神功,一招將其斬殺!#武侠剧#古装 #chinesedrama #魔功高手自以為天下無敵囂張挑釁怎料鄉野小子使出失傳已經的太極神功一招將其斬殺武侠剧古装 #chinesedrama
0 notes
Text
Phim sex âm nhạc online: Trải nghiệm độc đáo
Phim sex âm nhạc online: Trải nghiệm độc đáo
1. "Thưởng thức âm nhạc và phim sex độc đáo trên mạng"
Không cần phải đi đến các cửa hàng băng đĩa hay phòng chiếu phim, ngày nay chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, bạn đã có thể thưởng thức những bộ Phim sex vietsub âm nhạc độc đáo ngay tại nhà.
Với sự phát triển của công nghệ, ngành công nghiệp giải trí trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ đơn giản là nghe nhạc hay xem phim, các trang web cung cấp phim sex âm nhạc online ngày càng được nâng cấp về chất lượng và đa dạng về thể loại.
Bạn có thể thưởng thức những bộ phim sex âm nhạc hấp dẫn, độc đáo từ khắp nơi trên thế giới mà không cần phải trả phí. Chỉ cần có kết nối internet ổn định, bạn đã có thể thoải mái tận hưởng những phút giây giải trí tuyệt vời.
Hãy trải nghiệm và khám phá ngay những bộ phim sex âm nhạc online thú vị ngay hôm nay!
Danh sách các bộ phim sex âm nhạc hot nhất hiện nay
Dưới đây là danh sách các bộ phim sex âm nhạc đang rất hot trong làng giải trí hiện nay:
1. Love, Simon: Bộ phim này kể về câu chuyện tình yêu của một chàng trai đồng tính trong môi trường trung học. Được yêu thích bởi cách xử lý tinh tế và cảm động của đề tài nhạy cảm.
2. La La Land: Một bộ phim musical lãng mạn với sự thể hiện xuất sắc của Emma Stone và Ryan Gosling. Banda nhạc sôi động và nội dung lãng mạn đã khiến bộ phim này trở thành một trong những phim âm nhạc hot nhất hiện nay.
3. A Star is Born: Bộ phim này đánh dấu sự trở lại của Lady Gaga trong vai trò diễn viên. Câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp âm nhạc đã thu hút sự chú ý của khán giả trên toàn thế giới.
4. Rocketman: Bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Elton John đã gây sốt và nhận được nhiều lời khen ngợi từ cả giới chuyên môn lẫn khán giả.
Với sự đa dạng về thể loại và chất lượng sản xuất, các bộ phim này đang làm nên tên tuổi trong làng điện ảnh và âm nhạc hiện nay.
3. "Trải nghiệm độc đáo với phim sex và âm nhạc online"
Bạn là một người yêu thích cảm giác mạnh và muốn trải nghiệm những điều mới lạ? Hãy thử ngay dịch vụ phim sex và âm nhạc online mà chúng tôi cung cấp!
Với hệ thống phim sex chất lượng cao và đa dạng thể loại, bạn có thể thoải mái khám phá và khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt nhất. Đồng thời, âm nhạc online cũng sẽ là điểm sáng trong trải nghiệm của bạn. Tận hưởng những bản hit mới nhất cũng như những bản nhạc cổ điển bất hủ, giúp bạn thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Với giao diện thân thi���n và dễ sử dụng, bạn có thể dễ dàng truy cập và thưởng thức dịch vụ của chúng tôi mọi lúc, mọi nơi. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm độc đáo này, hãy đăng ký ngay và khám phá thế giới mới lạ mà chúng tôi mang đến!
0 notes
Photo
Ảnh Đế Khó Theo Đuổi - Chương 1: Gặp Lại "Số báo danh 97 Phương Niên, đến lượt bạn." "Vâng, tôi đến ngay." Trong đại sảnh khách sạn, Phương Niên vội vàng đứng dậy chỉnh lại vạt áo, đi vào phòng thi. Vai diễn hôm nay cô đến thử là vai nữ thứ ba trong bộ phim cổ trang mà Thạch Nham sắp quay. Thạch Nham là đạo diễn rất nổi tiếng, anh ta từng giành được ba huy chương vàng trong nước và lọt vào danh sách đề cử giải Oscar. Trước đây, anh ta chỉ quay những bộ phim điện ảnh lớn, lần này quay phim truyền hình, nghe nói một là do kịch bản hay, hai là vì bên sản xuất là bạn cũ của anh ta. Vai nữ thứ ba này cũng có gần một trăm người đến thử vai, có thể thấy sức hấp dẫn của vị đạo diễn này. Trong số đó, có không ít những tiểu hoa lưu lượng, nhân khí đang cao. Hôm nay trên đường đi Phương Niên bị trễ, lúc đến nơi, vị trí đã bị sắp xếp lại, do đó mới đứng tới thứ 97, cũng là vị trí cuối cùng. Lúc này, các nữ diễn viên trong khu v Bạn đang đọc truyện Ảnh Đế Khó Theo Đuổi. Đọc tiếp tại: https://truyentop.net/anh-de-kho-theo-duoi/3451330/chuong-1.html
0 notes